Mẫu hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng chuẩn, mới nhất 2024?
Mẫu hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng chuẩn, mới nhất 2024?
Hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng là một loại hợp đồng dân sự, được ký kết giữa hai bên, trong đó bên giao khoán giao cho bên nhận khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng theo yêu cầu của bên giao khoán.
Hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng này cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thi công hạng mục san lấp mặt bằng.
Dưới đây là một số mục đích cụ thể của hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng:
- Để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng: Hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, bao gồm bên giao khoán, bên nhận khoán và các bên liên quan khác.
- Để làm cơ sở để thực hiện thi công hạng mục san lấp mặt bằng: Hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng là cơ sở để bên nhận khoán thực hiện thi công hạng mục san lấp mặt bằng theo yêu cầu của bên giao khoán.
Để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thi công hạng mục san lấp mặt bằng: - Hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thi công hạng mục san lấp mặt bằng, chẳng hạn như tranh chấp về chất lượng thi công, tranh chấp về thời gian thi công,...
Sau đây là mẫu hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng chuẩn, mới nhất 2024 có thể tham khảo:
Tải về miễn phí mẫu hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng chuẩn, mới nhất 2024 tại đây tải về
Mẫu hợp đồng giao khoán thi công hạng mục san lấp mặt bằng chuẩn, mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Hiện nay có những cách phân loại dự án đầu tư xây dựng nào?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về phân loại dự án đầu tư xây dựng như sau:
Hiện nay có 03 cách phân loại dự án đầu tư xây dựng như sau:
[1]: Phân loại theo quy mô, mức độ quan trọng của dự án đầu tư xây dựng:
- Dự án quan trọng quốc gia,
- Dự án nhóm A,
- Dự án nhóm B,
- Dự án nhóm C
[2]: Phân loại theo công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.
[3]: Phân loại theo nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.
- Dự án sử dụng vốn đầu tư công;
- Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
- Dự án PPP;
- Dự án sử dụng vốn khác.
Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng được lựa chọn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
Lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
...
2. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án được quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
...
Đồng thời căn cứ tại khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
b) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
c) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;
d) Tổ chức tư vấn quản lý dự án.
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công khi người quyết định đầu tư giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn.
...
Như vậy, người quyết định đầu tư sẽ quyết định hình thức quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác và hình thức tổ chức quản lý cho dự án này là Ban quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?