Bảng lương theo vị trí việc làm của quân đội sau cải cách tiền lương năm 2024 như thế nào?
Bảng lương theo vị trí việc làm của quân đội sau cải cách tiền lương năm 2024?
Ngày 01/7/2024 là thời điểm bắt dầu thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cho nên, bảng lương theo vị trí việc làm của của quân đội năm 2024 sẽ có 02 giai đoạn như sau:
[1] Bảng lương theo vị trí việc làm giai đoạn từ 01/01/2024 - 30/06/2024:
Đây là giai đoạn trước khi bắt đầu chính sách tiền lương mới, cho nên lực lượng quân đội vẫn sẽ áp dụng hình thức tính lương như hiện tại là dựa trên lương cơ sở và hệ số lương theo công thức:
Mức lương tháng của quân đội = Hệ số lương x Mức lương cơ sở
Trong đó,
- Lương cơ sở sẽ áp dụng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP với mức lương là 1.800.000 đồngh/người/tháng
- Hệ số lương sẽ áp dụng theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP xác định theo cấp bậc quân hàm
[2] Bảng lương theo vị trí việc làm giai đoạn từ 01/07/2024 - 31/12/2024:
Đây là giai đoạn bắt đầu thực hiện chính sách tiền lương mới nên cơ cấu tiền lương cũng được thay đổi
Theo Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 về nội dung cải cách tiền lương thì tiền lương của cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang sau khi cải cách tiền lương sẽ có thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp.
Cơ cấu tiền lương mới = Lương cơ bản (70%) + Phụ cấp (30%)
Trong đó,
[1] Lương cơ bản: áp dụng bảng lương quân đội với 03 bảng lương cho từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:
- Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
- Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.
- Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
[2] Về phụ cấp: lực lượng quân đội sẽ được áp dụng các khoản phụ cấp sau khi cải cách tiền lương gồm:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang
- Phụ cấp thâm niên nghề
- Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn
Lưu ý: 70% và 30% trong cơ cấu tiền lương là tổng quỹ lương áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
Bảng lương theo vị trí việc làm của quân đội sau cải cách tiền lương năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Cải cách tiền lương là chính sách quan trọng quốc gia?
Căn cứ theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì chính sách cải cách tiền lương có ý nghĩa như sau:
- Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội.
Tiền lương phải thực sự là: Nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
Giữ lại phụ cấp thâm niên nghề cho quân đội để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ công chức?
Theo tiết 3.1 Tiểu mục 3 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ-TW năm 2018 quy định về sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành như sau:
- Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
...
Theo đó, khi cải cách tiền lương sẽ bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với các đối tượng thuộc khu vực công
Tuy nhiên riêng lực lương vũ trang nói chung và lực lượng quân đội nói riêng vẫn sẽ giữ lại khoản phụ cấp thâm niên nghề để đảm bảo tương quan tiền lương với can bộ công chức
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?