Hướng dẫn đăng nhập vnedu để tra cứu điểm cho học sinh, phụ huynh, giáo viên đơn giản, chuẩn xác nhất 2024?
- Hướng dẫn đăng nhập vnedu để tra cứu điểm cho học sinh, phụ huynh, giáo viên đơn giản, chuẩn xác nhất 2024?
- Đánh giá định kỳ đối với học sinh THCS và THPT như thế nào?
- Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh được quy định như thế nào?
Hướng dẫn đăng nhập vnedu để tra cứu điểm cho học sinh, phụ huynh, giáo viên đơn giản, chuẩn xác nhất 2024?
[1] Phụ huynh
Cách 1: Phụ huynh dùng vnEdu tra cứu điểm con mình trên máy tính.
- Bước 1: Truy cập trang web vnEdu qua đường link: https://vnedu.vn/
- Bước 2: Chọn mục "Phụ huynh đăng nhập". Giao diện sẽ hiện ra thông tin để phụ huynh đăng nhập và sử dụng vnEdu để xem điểm của con.
- Bước 3: Nhập mã số học sinh vào góc trên bên trái của màn hình. Chọn tỉnh/thành phố của bạn.
- Bước 4: Điền mật khẩu và chọn xác nhận.
Bước 5: Trang chủ sẽ hiển thị các thông tin phụ huynh muốn tra cứu về điểm của học sinh.
Cách 2: Phụ huynh dùng vnEdu tra cứu điểm con mình điện thoại.
- Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng vnEdu Connect trên điện thoại từ cửa hàng ứng dụng phù hợp. Có thể là Google Play hoặc AppStore
- Bước 2: Mở ứng dụng vnEdu Connect. Sau đó, xác nhận mã OTP được gửi qua tin nhắn SMS từ số điện thoại đăng ký.
- Bước 3: Sau khi đã đăng nhập thành công, cách sử dụng vnEdu để xem điểm của học sinh là chọn vào mục "Kết quả học tập". Tại đây, phụ huynh có thể theo dõi và xem được kết quả học tập của con.
[2] Học sinh
Bước 1: Truy cập vnEdu trên website hoặc app. Tại mục đăng nhập => Chọn “Học sinh đăng nhập”
Bước 2: Sau khi đăng nhập, học sinh có thể trải nghiệm các tính năng như xin nghỉ phép, điểm danh, và tra cứu thời khóa biểu...
[3] Giáo viên
Bước 1: Truy cập vnEdu trên website hoặc app. Tại mục đăng nhập => Chọn “Giáo viên đăng nhập”
Bước 2: Sau khi đăng nhập vào tài khoản cho giáo viên là giáo viên có thể bắt đầu sử dụng vnEdu để quản lý lớp học từ xa và giao bài tập cho học sinh.
Hướng dẫn đăng nhập vnedu để tra cứu điểm cho học sinh, phụ huynh, giáo viên đơn giản, chuẩn xác nhất 2024?
Đánh giá định kỳ đối với học sinh THCS và THPT như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, việc đánh giá định kỳ đối với học sinh THCS và THPT bao gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập, cụ thể như sau:
(1) Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính)
Đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập):
- Nếu có từ 70 tiết/năm học trở xuống: Thời gian làm bài kiểm tra là 45 phút,
- Nếu có trên 70 tiết/năm học: Thời gian làm bài kiểm tra từ 60 phút đến 90 phút
đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút;
Đối với môn chuyên tối đa: Thời gian làm bài kiểm tra là 120 phút.
(2) Bài kiểm tra đánh giá bằng điểm số: Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
(3) Bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập: Phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.
(4) Trong mỗi học kỳ, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 lần đánh giá giữa kì và 01 lần đánh giá cuối kì.
(5) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 điểm đánh giá giữa kì và 01 điểm đánh giá cuối kì.
(6) Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.
(7) Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.
Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 20 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm như sau:
Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
....
4. Ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh:
a) Nội dung nhận xét về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
b) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp; được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông; khen thưởng.
...
Như vậy, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh được quy định như sau:
- Nội dung nhận xét về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp;
- Được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông; khen thưởng.
*Lưu ý: Hiện nay, Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT áp dụng với học sinh cấp 2 và cấp 3 trừ lớp 9 và lớp 12. Đối với học sinh lớp 9 và lớp 12 sẽ áp dụng quy định tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?