Căn cước điện tử dùng để làm gì? Mỗi công dân Việt Nam được cấp bao nhiêu căn cước điện tử?

Tôi muốn được biết căn cước điện tử dùng để làm gì? Mỗi công dân Việt Nam được cấp bao nhiêu căn cước điện tử? Câu hỏi của chị Thảo Vy (thành phố Tuy Hòa - tỉnh Phú Yên)

Căn cước điện tử dùng để làm gì?

Theo quy định của Luật Căn cước 2023, công dân có quyền sử dụng Căn cước điện tử trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp. Cụ thể, công dân có thể sử dụng Căn cước điện tử để:

[1] Dùng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công tại các cơ quan nhà nước, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân (theo khoản 3 Điều 31 Luật Căn cước 2023).

[2] Sử dụng căn cước điện tử trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp tại khoản 1 Điều 5 Luật Căn cước 2023.

[3] Dùng để xuất trình hoặc cung cấp số định danh cá nhân khi người có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật (theo khoản 3 Điều 5 Luật Căn cước 2023).

[4] Nghiêm cấm làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch nội dung căn cước điện tử; chiếm đoạt, sử dụng trái phép căn cước điện tử của người khác; sử dụng căn cước điện tử giả. (theo Điều 7 Luật Căn cước 2023).

[5] Đồng thời, tại Điều 33 Luật Căn cước 2023 cũng khẳng định về giá trị sử dụng của căn cước điện tử cụ thể:

- Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp căn cước điện tử để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

- Trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, thực hiện các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử.

Như vậy, Căn cước điện tử là một loại giấy tờ tùy thân có giá trị pháp lý cao, được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.

Căn cước điện tử dùng để làm gì? Mỗi công dân Việt Nam được cấp bao nhiêu căn cước điện tử?

Căn cước điện tử dùng để làm gì? Mỗi công dân Việt Nam được cấp bao nhiêu căn cước điện tử? (Hình từ Internet)

Mỗi công dân Việt Nam được cấp bao nhiêu căn cước điện tử?

Căn cứ theo Điều 31 Luật Căn cước 2023 quy định về căn cước điện tử cụ thể như sau:

Căn cước điện tử
1. Mỗi công dân Việt Nam được cấp 01 căn cước điện tử.
2. Căn cước điện tử có danh tính điện tử và các thông tin sau đây:
a) Thông tin quy định từ khoản 6 đến khoản 18 và khoản 25 Điều 9, khoản 2 và khoản 4 Điều 15 của Luật này;
b) Thông tin quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
3. Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cấp căn cước điện tử.
5. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp căn cước điện tử.

Như vậy, theo quy định trên thì mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp tối đa 01 căn cước điện tử để sử dụng.

Trạng thái hoạt động của căn cước điện tử có được thể hiện thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước không?

Căn cứ theo Điều 15 Luật Căn cước 2023 quy định về thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước cụ thể như sau:

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 của Luật này.
2. Thông tin nhân dạng.
3. Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
4. Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.
5. Trạng thái của căn cước điện tử. Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử.

Theo đó, trạng thái hoạt động của căn cước điện tử sẽ được thể hiện thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước.

Cụ thể, trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử.

Lưu ý: Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024!

Trân trọng!

Thẻ căn cước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thẻ căn cước
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc huy Việt Nam hiện nay như thế nào? Thẻ Căn cước có hình Quốc huy Việt Nam hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn làm Thẻ Căn cước online cho trẻ dưới 6 tuổi năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá trị sử dụng của thẻ căn cước được quy định như thế nào? Thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự, thủ tục thu hồi đối với thẻ căn cước cấp sai quy định hoặc thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 1/7/2024 người có hai quốc tịch có được làm thẻ Căn cước không? Công dân Việt Nam ra nước ngoài định cư có bị thu hồi thẻ Căn cước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ sơ sinh được làm Thẻ căn cước đúng không? Trình tự thủ tục cấp Thẻ căn cước cho trẻ sơ sinh thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công an đề xuất mức phạt vi phạm về sử dụng Thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2024, không có nơi thường trú, nơi tạm trú có được làm thẻ căn cước không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẻ căn cước
Nguyễn Trần Cao Kỵ
378 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thẻ căn cước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào