Việt Nam giáp với nước nào trên biển? Cụ thể chiều dài vùng biển Việt Nam bao nhiêu?

Cho tôi hỏi hiện nay thì vùng biển Việt Nam giáp với những nước nào, cụ thể chiều dài tiếp giáp là bao nhiêu? Mogn được giải đáp!

Việt Nam giáp với nước nào trên biển? Cụ thể chiều dài vùng biển Việt Nam là bao nhiêu?

Vùng biển Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cụ thể như sau:

Là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: Vùng biển Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm:

- Dầu khí: Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng dầu khí lớn trong khu vực.

- Hải sản: Việt Nam có bờ biển dài và vùng biển rộng, là điều kiện thuận lợi cho phát triển đánh bắt thủy sản.

- Khoáng sản: Vùng biển Việt Nam có nhiều loại khoáng sản, bao gồm: cát, đá, dầu mỏ, khí đốt,...

- Là cửa ngõ giao thương quốc tế: Vùng biển Việt Nam là cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của đất nước.

- Là địa bàn du lịch phát triển: Vùng biển Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển, với nhiều bãi biển đẹp, các đảo, quần đảo nổi tiếng,...

Do đó, việc xác định Việt Nam giáp với nước nào trên biển là một vấn đề rất quan trong về mọi mặt của quốc gia

Hiện nay vùng biển Việt Nam giáp với 08 nước sau: Trung Quốc, Camphuchia, Thái lan, Malysia, Singapore, Indonesia, Brunei, và Philippines

Nước ta có đường bờ biển dài 3260km chạy dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) đi qua 28/64 tỉnh thành, 6/7 vùng kinh tế

Nước ta còn có khoảng 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo ven bờ, có 2 quần đảo nằm ngoài khơi xa là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng và quần đảo Trường sa thuộc tỉnh Khánh Hoà)

Việt Nam giáp với nước nào trên biển? Cụ thể chiều dài vùng biển Việt Nam bao nhiêu?

Việt Nam giáp với nước nào trên biển? Cụ thể chiều dài vùng biển Việt Nam bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Những hoạt động nào được xem là vi phạm quy định về đi qua không gây hại trong lãnh hải thuộc vùng biển Việt Nam?

Theo khoản 3 Điều 23 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về đi qua không gây hại trong lãnh hải như sau:

Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:

- Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;

- Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc 1945;

- Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;

- Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

- Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền;

- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền;

- Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;

- Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;

- Đánh bắt hải sản trái phép;

- Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;

- Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;

- Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.

Quy định về gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển như thế nào?

Theo Điều 35 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển như sau:

- Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

- Khi vận chuyển, bốc, dỡ các loại hàng hóa, thiết bị có khả năng gây hại đối với tài nguyên, đời sống của con người và ô nhiễm môi trường biển, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải sử dụng thiết bị và các biện pháp chuyên dụng theo quy định để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho người, tài nguyên và môi trường biển.

-Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được thải, nhận chìm hay chôn lấp các loại chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác trong vùng biển Việt Nam.

- Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan làm ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường biển trong vùng biển, cảng biển, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; nếu gây thiệt hại thì phải làm sạch, khôi phục lại môi trường và bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp về bảo vệ môi trường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào