Cần phải làm báo cáo sử dụng các chất được kiểm soát khi sử dụng thiết bị lạnh công nghiệp với công suất bao nhiêu?

Cho hỏi: Cần phải làm báo cáo sử dụng các chất được kiểm soát khi sử dụng thiết bị lạnh công nghiệp với công suất bao nhiêu? Câu hỏi của chị Hà (Hà Tĩnh)

Cần phải làm báo cáo sử dụng các chất được kiểm soát khi sử dụng thiết bị lạnh công nghiệp với công suất bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về việc đăng ký và báo cáo sử dụng các chất được kiểm soát cụ thể như sau:

Đăng ký và báo cáo sử dụng các chất được kiểm soát
1. Đối tượng phải đăng ký sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu; sản xuất, nhập khẩu, sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát; thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát (sau đây gọi chung là tổ chức sử dụng các chất được kiểm soát), bao gồm:
a) Tổ chức có hoạt động sản xuất chất được kiểm soát;
b) Tổ chức có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chất được kiểm soát;
c) Tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát;
d) Tổ chức sở hữu thiết bị có chứa các chất được kiểm soát: máy điều hòa không khí có năng suất lạnh danh định lớn hơn 26,5 kW (90.000 BTU/h) và có tổng năng suất lạnh danh định của các thiết bị lớn hơn 586 kW (2.000.000 BTU/h); thiết bị lạnh công nghiệp có công suất điện lớn hơn 40 kW;
...

Như vậy, nếu tổ chức sở hữu các thiết bị có chứa các chất được kiểm soát sau đây thì phải đăng ký và báo cáo sử dụng các chất được kiểm soát:

- Máy điều hòa không khí có năng suất lạnh danh định lớn hơn 26,5 kW (90.000 BTU/h) và có tổng năng suất lạnh danh định của các thiết bị lớn hơn 586 kW (2.000.000 BTU/h);

- Thiết bị lạnh công nghiệp có công suất điện lớn hơn 40 kW;

Có cần báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường khi lắp máy lạnh trong công ty không?

Cần phải làm báo cáo sử dụng các chất được kiểm soát khi sử dụng thiết bị lạnh công nghiệp với công suất bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát gồm những gì?

Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký bao gồm:

Đăng ký và báo cáo sử dụng các chất được kiểm soát
...
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này nộp về Bộ Tài nguyên và Môi trường 01 bộ hồ sơ đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký) trước ngày 31 tháng 12 năm 2022, theo một trong các hình thức: nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, thời gian tiếp nhận hồ sơ được xác định căn cứ trên dấu bưu điện đi.
3. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát theo Mẫu số 01 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức đăng ký theo quy định pháp luật: 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của tổ chức đăng ký.
...
7. Đối tượng thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thành lập, hoạt động sau ngày 31 tháng 12 năm 2022 có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát theo quy định tại Điều này.

Như vậy, hồ sơ đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát bao gồm:

- Đơn đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát: 01 bản chính;

Tải về mẫu đơn đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát: Tại đây

- Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của công ty đăng ký: 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của tổ chức đăng ký.

Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý các chất được kiểm soát như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý các chất được kiểm soát như sau:

[1] Thực hiện quản lý các chất được kiểm soát theo điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà Việt Nam là thành viên; phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất HCFC, HFC theo giai đoạn và hằng năm;

[2] Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát;

Trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục, hướng dẫn sử dụng các chất được kiểm soát và quy định về điều kiện sản xuất, sử dụng các chất được kiểm soát theo cam kết thực hiện điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

[3] Công bố, sửa đổi, bổ sung danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;

Công bố, sửa đổi, bổ sung danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện kèm theo mã số hàng hóa thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở thống nhất với Bộ Công Thương về danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã số hàng hóa;

[4] Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến về đăng ký, báo cáo, phân bổ và quản lý hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát;

Kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia về quản lý các chất được kiểm soát;

[5] Tổ chức việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia đối với Nghị định thư Montreal;

Phối hợp với cơ quan đầu mối của các quốc gia khác trong việc thực hiện các biện pháp tuân thủ Nghị định thư Montreal của Việt Nam;

[6] Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đăng ký, báo cáo, sử dụng hạn ngạch;

Quản lý việc thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý các chất được kiểm soát;

[7] Tổ chức thực hiện các nội dung được giao theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định này và các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý chất được kiểm soát.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào