Mẫu báo cáo tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán năm 2024 được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán năm 2024 được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-NHNN bị thay thế bởi khoản 16 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN quy định về mẫu báo cáo tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
Dưới đây là mẫu báo cáo tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán năm 2024:
Tải về, mẫu báo cáo tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán năm 2024.
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán năm 2024 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Dịch vụ trung gian thanh toán được quy định bao gồm các loại nào?
Căn cứ quy định Điều 2 Thông tư 39/2014/TT-NHNN quy định về các loại dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
Các loại dịch vụ trung gian thanh toán
1. Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, gồm:
a) Dịch vụ chuyển mạch tài chính;
b) Dịch vụ bù trừ điện tử;
c) Dịch vụ cổng thanh toán điện tử.
2. Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, gồm:
a) Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;
b) Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử;
c) Dịch vụ Ví điện tử.
Như vậy, hiện nay dịch vụ trung gian thanh toán được quy định bao gồm hai loại như sau:
- Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, gồm:
+ Dịch vụ chuyển mạch tài chính;
+ Dịch vụ bù trừ điện tử;
+ Dịch vụ cổng thanh toán điện tử.
- Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, gồm:
+ Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;
+ Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử;
+ Dịch vụ Ví điện tử.
Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 10 Thông tư 39/2014/TT-NHNN quy định về Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử như sau:
Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử
1. Quy định điều kiện sử dụng dịch vụ; yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin có liên quan khi sử dụng dịch vụ và trong quá trình sử dụng dịch vụ; từ chối cung cấp dịch vụ khi khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để sử dụng dịch vụ, không tuân thủ quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ hoặc vi phạm các thỏa thuận khác.
2. Quy định các biện pháp đảm bảo an toàn cho việc sử dụng dịch vụ.
3. Quy định loại phí và mức phí sử dụng dịch vụ phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
4. Lựa chọn ngân hàng, các tổ chức khác làm đối tác để ký kết hợp đồng cung ứng, phát triển dịch vụ trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả và phù hợp với nội dung Giấy phép và quy định của pháp luật.
5. Các quyền khác theo hợp đồng với ngân hàng, khách hàng và đối tác phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử gồm có:
- Quy định điều kiện sử dụng dịch vụ; yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin có liên quan khi sử dụng dịch vụ và trong quá trình sử dụng dịch vụ; từ chối cung cấp dịch vụ khi khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để sử dụng dịch vụ, không tuân thủ quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ hoặc vi phạm các thỏa thuận khác.
- Quy định các biện pháp đảm bảo an toàn cho việc sử dụng dịch vụ.
- Quy định loại phí và mức phí sử dụng dịch vụ phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
- Lựa chọn ngân hàng, các tổ chức khác làm đối tác để ký kết hợp đồng cung ứng, phát triển dịch vụ trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả và phù hợp với nội dung Giấy phép và quy định của pháp luật.
- Các quyền khác theo hợp đồng với ngân hàng, khách hàng và đối tác phù hợp với quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025?