Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập bị xử phạt như thế nào?
Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 45 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp nhận thực hiện kiểm toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp nhận thực hiện kiểm toán
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, trường hợp thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. (khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).
Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Tính độc lập và khách quan của kiểm toán nội bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 15 Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư 66/2020/TT-BTC quy định về tính độc lập và khách quan của kiểm toán nội bộ như sau:
Tính độc lập và khách quan của kiểm toán nội bộ
1. Bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ không bị can thiệp bởi bất kỳ yếu tố nào trong tổ chức, bao gồm các vấn đề về lựa chọn kiểm toán, phạm vi, thủ tục, tần suất, thời gian hoặc nội dung báo cáo để cho phép duy trì thái độ tinh thần độc lập và khách quan cần thiết.
2. Người làm công tác kiểm toán nội bộ không có trách nhiệm hoặc quyền hạn hoạt động trực tiếp đối với bất kỳ hoạt động nào được kiểm toán. Theo đó, người làm công tác kiểm toán nội bộ sẽ không thực hiện kiểm soát nội bộ, xây dựng quy trình, cài đặt hệ thống, chuẩn bị hồ sơ hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động nào khác có thể làm giảm xét đoán của người làm công tác kiểm toán nội bộ.
3. Người làm công tác kiểm toán nội bộ sẽ thể hiện mức độ khách quan chuyên nghiệp cao nhất trong việc thu thập, đánh giá và truyền đạt thông tin về hoạt động hoặc quy trình được kiểm tra. Người làm công tác kiểm toán nội bộ sẽ đánh giá cân bằng tất cả các tình huống có liên quan và không bị ảnh hưởng bởi lợi ích của họ hoặc những người khác trong việc đưa ra các xét đoán.
4. Người phụ trách kiểm toán nội bộ hàng năm sẽ cam kết, xác nhận với Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty về tính độc lập của tổ chức đối với bộ phận kiểm toán nội bộ.
Như vậy, tính độc lập và khách quan của kiểm toán nội bộ được quy định như sau:
- Bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ không bị can thiệp bởi bất kỳ yếu tố nào trong tổ chức, bao gồm các vấn đề về lựa chọn kiểm toán, phạm vi, thủ tục, tần suất, thời gian hoặc nội dung báo cáo để cho phép duy trì thái độ tinh thần độc lập và khách quan cần thiết.
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ không có trách nhiệm hoặc quyền hạn hoạt động trực tiếp đối với bất kỳ hoạt động nào được kiểm toán.
Theo đó, người làm công tác kiểm toán nội bộ sẽ không thực hiện kiểm soát nội bộ, xây dựng quy trình, cài đặt hệ thống, chuẩn bị hồ sơ hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động nào khác có thể làm giảm xét đoán của người làm công tác kiểm toán nội bộ.
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ sẽ thể hiện mức độ khách quan chuyên nghiệp cao nhất trong việc thu thập, đánh giá và truyền đạt thông tin về hoạt động hoặc quy trình được kiểm tra.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ sẽ đánh giá cân bằng tất cả các tình huống có liên quan và không bị ảnh hưởng bởi lợi ích của họ hoặc những người khác trong việc đưa ra các xét đoán.
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ hàng năm sẽ cam kết, xác nhận với Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty về tính độc lập của tổ chức đối với bộ phận kiểm toán nội bộ.
Trách nhiệm của người làm công tác kiểm toán nội bộ gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 13 Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư 66/2020/TT-BTC quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người làm công tác kiểm toán nội bộ như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của người làm công tác kiểm toán nội bộ
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;
b) Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán;
c) Căn cứ vào các phân tích và đánh giá phù hợp để đưa ra kết luận và các kết quả kiểm toán một cách độc lập, khách quan;
d) Lưu các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và đưa ra kết quả kiểm toán;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán được giao thực hiện;
e) Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;
g) Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;
h) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của (tên doanh nghiệp).
....
Như vậy, trách nhiệm của người làm công tác kiểm toán nội bộ gồm như sau:
- Thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;
- Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán;
- Căn cứ vào các phân tích và đánh giá phù hợp để đưa ra kết luận và các kết quả kiểm toán một cách độc lập, khách quan;
- Lưu các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và đưa ra kết quả kiểm toán;
- Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán được giao thực hiện;
- Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;
- Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;
- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của (tên doanh nghiệp).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?