Mức hỗ trợ cơ giới hóa ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là bao nhiêu?
Mức hỗ trợ cơ giới hóa ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là bao nhiêu?
Căn cứ quy định Điều 86 Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định về chi hỗ trợ cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại như sau:
Chi hỗ trợ cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại
Nội dung cụ thể thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương tối đa không quá 50% tổng kinh phí hỗ trợ cho một (01) cơ sở, tổ chức, cá nhân theo quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao. Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, điều kiện, thực tế của từng dự án, mô hình, kế hoạch, phương án, địa phương, quy định chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và quy định tại Thông tư này, cơ quan phê duyệt dự án, mô hình, kế hoạch, phương án tại địa phương quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án, mô hình, kế hoạch, phương án nhưng không vượt định mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Như vậy, mức hỗ trợ cơ giới hóa ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương tối đa không quá 50% tổng kinh phí hỗ trợ cho một (01) cơ sở, tổ chức, cá nhân theo quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Mức hỗ trợ cơ giới hóa ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nội dung và mức chi đặc thù của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 85 Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định về chi hỗ trợ các dự án, mô hình, phương án, kế hoạch liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp như sau:
Chi hỗ trợ các dự án, mô hình, phương án, kế hoạch liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp
....
3. Nội dung, mức chi đặc thù thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 12 Thông tư này.
4. Việc thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
Căn cứ quy định Điều 12 Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định về nội dung và mức chi đặc thù của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế như sau:
Nội dung và mức chi đặc thù của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế
1. Chi đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, năng lực quản lý và vận hành tổ nhóm đối với hỗ trợ sản xuất cộng đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường cho người tham gia dự án: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý, chất lượng đồng bộ theo chuỗi; quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; hỗ trợ chi phí để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, chi phí truy xuất nguồn gốc và dán nhãn sản phẩm: Mức hỗ trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế trong phạm vi mức hỗ trợ của dự án và dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
...
4. Chi hỗ trợ vật tư, nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, công cụ, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ: Nội dung và mức hỗ trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án trong phạm vi mức hỗ trợ một (01) dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế đã được phê duyệt và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 9 Điều 4 Thông tư này.
5. Chi xây dựng và quản lý dự án: Thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Thông tư này.
Như vậy, nội dung và mức chi đặc thù của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp được quy định như sau:
- Chi đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, năng lực quản lý và vận hành tổ nhóm đối với hỗ trợ sản xuất cộng đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường cho người tham gia dự án:
Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 55/2023/TT-BTC.
- Chi chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý, chất lượng đồng bộ theo chuỗi; quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; hỗ trợ chi phí để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, chi phí truy xuất nguồn gốc và dán nhãn sản phẩm:
+ Mức hỗ trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế trong phạm vi mức hỗ trợ của dự án và dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
- Chi hỗ trợ vật tư, nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, công cụ, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ:
+ Nội dung và mức hỗ trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án trong phạm vi mức hỗ trợ một (01) dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế đã được phê duyệt và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 9 Điều 4 Thông tư 55/2023/TT-BTC.
- Chi xây dựng và quản lý dự án: Thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Thông tư 55/2023/TT-BTC.
Ưu tiên cấp mã vùng trồng cho vùng sản xuất nông nghiệp nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 84 Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định về chi hỗ trợ xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp như sau:
Chi hỗ trợ xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp
....
2. Chi tối đa 100% chi phí tư vấn, giám sát và gắn mã vùng trồng, vùng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho các cá nhân tổ chức. Ưu tiên cấp mã vùng trồng cho vùng sản xuất đã được đánh giá chứng nhận vùng trồng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã, huyện, tỉnh. Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, điều kiện, thực tế của từng dự án, mô hình, kế hoạch, phương án, địa phương, quy định chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và quy định tại Thông tư này, cơ quan phê duyệt dự án, mô hình, kế hoạch, phương án tại địa phương quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án, mô hình, kế hoạch, phương án nhưng không vượt định mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
....
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc cấp mã vùng sẽ được ưu tiên cho vùng sản xuất đã được đánh giá chứng nhận vùng trồng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và nông nghiệp hữu cơ.
Bên cạnh đó còn có các quy định về chi hỗ trợ xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp như:
- Chi tối đa 100% chi phí tư vấn, giám sát và gắn mã vùng trồng, vùng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho các cá nhân tổ chức.
- Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã, huyện, tỉnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?