Mỏ dầu khí lớn nhất của Việt Nam thuộc tỉnh nào?

Cho tôi hỏi hiện nay, mỏ dầu khí lớn nhất của Việt Nam thuộc tỉnh nào? Nội dung chính của chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí gồm những gì? Câu hỏi của anh Khánh (Đồng Tháp)

Mỏ dầu khí lớn nhất của Việt Nam thuộc tỉnh nào?

Theo thông tin của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, mỏ Bạch Hổ được phát hiện vào năm 1975 và bắt đầu đưa vào khai thác từ ngày 6/9/1988, ngành dầu khí đã khai thác thương mại tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ.

Ở thời điểm đó, quá trình khảo sát cho thấy thân mỏ dầu có trữ lượng gần 4 tỷ thùng, diện tích gần 60km2 và chiều cao khoảng 1.300m.

Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa của Việt Nam, thuộc bồn trũng Cửu Long, có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn. Mỏ Bạch Hổ cho sản lượng khai thác mỗi ngày đạt 38.000 tấn dầu thô, chiếm 80% sản lượng dầu thô cả nước.

Còn một số mỏ lớn khác như mỏ Tê Giác Trắng có sản lượng khoảng 34.000 thùng dầu/ngày; mỏ Lan Tây – Lan Đỏ với sản phẩm khai thác chính là khí tự nhiên, mỗi ngày cho khoảng 9,5 triệu m3 khí xuất về bờ.

Những mỏ dầu này đều thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Do đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trữ lượng dầu khoảng 400 triệu tấn, chiếm 93,29% cả nước; trữ lượng khí trên 100 tỷ m3, chiếm 16,2% cả nước.

Bà Rịa - Vũng Tàu đang là một trong những trung tâm khai thác, chế biến dầu lớn nhất Việt Nam. Từ năm 2000 tới nay, Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành địa phương đi đầu trong lĩnh vực năng lượng.

Mỏ dầu khí lớn nhất của Việt Nam thuộc tỉnh nào?

Mỏ dầu khí lớn nhất của Việt Nam thuộc tỉnh nào? (Hình từ Internet)

Nội dung chính của chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 44 Luật Dầu khí 2022 quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí cụ thể như sau:

Lập, thẩm định, phê duyệt chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí
1. Trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí, trên cơ sở quy định trong hợp đồng dầu khí, nhà thầu lập chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thẩm định, phê duyệt.
2. Nội dung chính của chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm:
a) Tổng quan về hợp đồng dầu khí;
b) Lịch sử tìm kiếm thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí (nếu có);
c) Tài liệu về địa chất, địa vật lý, tài liệu khoan, tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;
d) Đặc điểm địa chất, hệ thống dầu khí, đánh giá tài nguyên dầu khí;
đ) Tiến độ thực hiện, khối lượng công việc, dự toán chi phí;
e) Kế hoạch thực hiện công tác an toàn và bảo vệ môi trường bao gồm cả an toàn và xử lý sự cố, giải pháp ngăn chặn và xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm;
g) Dự kiến kết quả đạt được, đánh giá rủi ro tìm kiếm thăm dò dầu khí;
h) Kết luận và kiến nghị.
...

Theo đó, nội dung chính của chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm:

- Tổng quan về hợp đồng dầu khí;

- Lịch sử tìm kiếm thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí (nếu có);

- Tài liệu về địa chất, địa vật lý, tài liệu khoan, tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;

- Đặc điểm địa chất, hệ thống dầu khí, đánh giá tài nguyên dầu khí;

- Tiến độ thực hiện, khối lượng công việc, dự toán chi phí;

- Kế hoạch thực hiện công tác an toàn và bảo vệ môi trường bao gồm cả an toàn và xử lý sự cố, giải pháp ngăn chặn và xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm;

- Dự kiến kết quả đạt được, đánh giá rủi ro tìm kiếm thăm dò dầu khí;

- Kết luận và kiến nghị.

Nội dung chính của kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí là gì?

Theo khoản 2 Điều 46 Luật Dầu khí 2022 quy định nội dung chính của kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí bao gồm như sau:

[1] Lịch sử tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí, mô hình địa chất của mỏ và kế hoạch thẩm lượng ở giai đoạn tiếp theo;

[2] Công nghệ mỏ và hệ số thu hồi dầu khí sơ bộ; các phương án phát triển dự kiến và phương án lựa chọn;

[3] Dự báo sản lượng khai thác và quản lý vận hành mỏ;

[4] Thiết kế sơ bộ theo các phương án phát triển lựa chọn và xác định sơ bộ chi phí đầu tư;

[5] Công nghệ khoan, kế hoạch khoan và hoàn thiện giếng;

[6] Kế hoạch thực hiện công tác an toàn và bảo vệ môi trường;

[7] Đánh giá kinh tế, kỹ thuật và lựa chọn phương án phát triển thích hợp tại thời điểm lập báo cáo;

[8] Các thông số, tiêu chí chính của phương án được lựa chọn làm cơ sở để lập thiết kế kỹ thuật tổng thể;

[9] Phương án tiêu thụ khí sơ bộ;

[10] Đánh giá mức độ rủi ro công nghệ, biến động giá dầu và tài chính của dự án;

[11] Dự kiến tiến độ thực hiện;

[12] Đối với dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền, dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển, phải có các nội dung chính về:

- Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất;

- Nhu cầu sử dụng tài nguyên;

- Sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch có liên quan;

- Đánh giá tác động kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của dự án;

[13] Kết luận và kiến nghị.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào