Cách rút tiền ATM bằng mã QR nhanh nhất năm 2024?

Cho tôi hỏi: Cách rút tiền ATM bằng mã QR nhanh nhất năm 2024? Thẻ atm là gì? Có các loại thẻ ATM nào? Bao nhiêu tuổi thì được mở thẻ ATM? (Câu hỏi của chị Ngân - Bình Phước)

Cách rút tiền ATM bằng mã QR nhanh nhất năm 2024?

Cách rút tiền ATM bằng mã QR nhanh nhất năm 2024 được hướng dẫn như sau:

Bước 1: Tải ứng dụng Internet Banking của ngân hàng muốn rút tiền về điện thoại.

Bước 2: Đăng ký tài khoản và đăng nhập trên ứng dụng.

Bước 3: Mở ứng dụng và chọn tính năng "Rút tiền ATM bằng mã QR".

Bước 4: Quét mã QR trên cây ATM.

Bước 5: Nhập số tiền cần rút và xác nhận mã OTP.

Bước 6: Nhập mã OTP gửi đến số điện thoại đã đăng ký ngân hàng.

Bước 7: Nhận tiền mặt từ cây ATM.

*Một số lưu ý khi rút tiền ATM bằng mã QR:

- Cần đảm bảo rằng điện thoại của bạn có kết nối Internet ổn định.

- Cần quét mã QR đúng cách để tránh bị lỗi giao dịch.

- Cần nhập mã OTP chính xác để xác nhận giao dịch.

 Cách rút tiền atm bằng mã QR nhanh nhất năm 2024?

Cách rút tiền ATM bằng mã QR nhanh nhất năm 2024? (Hình từ Internet)

Thẻ ATM là gì? Có các loại thẻ ATM nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN; bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 41/2018/TT-NHNN; bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều Khoản được các bên thỏa thuận.
Thẻ trong Thông tư này không bao gồm các loại thẻ do các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát hành chỉ để sử dụng trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ của chính các tổ chức phát hành đó.
....

Theo đó, pháp luật hiện hành không quy định về nội dung thẻ ATM là gì? Tuy nhiên, thông thường, thẻ ATM được hiểu là thẻ ngân hàng được phát hành bởi các tổ chức như: tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc phát hành thẻ nhằm thực hiện các giao dịch theo như các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận.

Hiện nay, tùy vào tính chất, đặc điểm, mục đích sử dụng, thẻ ATM được phân thành các loại như sau:

- Thẻ ghi nợ (debit card): Thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi trên tài Khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ.

- Thẻ tín dụng (credit card): Thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.

- Thẻ trả trước (prepaid card): Thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Bao gồm:

+ Thẻ trả trước định danh (có các thông tin định danh chủ thẻ).

+ Thẻ trả trước vô danh (không có các thông tin định danh chủ thẻ).

Bao nhiêu tuổi thì được mở thẻ ATM?

Theo Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN; sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN quy định về đối tượng được sử dụng thẻ như sau:

Đối tượng được sử dụng thẻ
1. Đối với chủ thẻ chính là cá nhân:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
.....
3. Đối với chủ thẻ phụ:
Chủ thẻ phụ được sử dụng thẻ theo chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính nhưng chỉ trong phạm vi quy định sau đây:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước
c) Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước.

Thông qua quy định trên, người từ đủ 15 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được mở thẻ ATM gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.

Đối với người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được mở thẻ ATM theo hình thức mở thẻ phụ theo chỉ định của chủ thẻ chính và được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản và chỉ được sử dụng các loại thẻ sau: thẻ ghi nợ và thẻ trả trước.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân hàng thương mại
Dương Thanh Trúc
1,226 lượt xem
Ngân hàng thương mại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân hàng thương mại
Hỏi đáp Pháp luật
Loại hình công ty của Ngân hàng thương mại nhà nước là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại được quy định như thế nào?
Đề án thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại ở nước ngoài bao gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được thay đổi tên chi nhánh, phòng giao dịch trong nước của ngân hàng thương mại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết Lịch làm việc ngân hàng BIDV 2024 từ thứ 2 đến thứ 7?
Hỏi đáp Pháp luật
BIDV là ngân hàng gì? Ngân hàng BIDV cho vay vốn dưới hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
VCB là ngân hàng gì? Ngân hàng Vietcombank có vốn điều lệ là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ làm việc của ngân hàng Sacombank từ mấy giờ, có làm thứ 7 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ ngân hàng là gì? Con 14 tuổi có đủ điều kiện làm được thẻ ngân hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ tự nguyện chấm dứt hoạt động phòng giao dịch ở trong nước của ngân hàng thương mại gồm những giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào