Tổng hợp các mẫu phiếu chi mới nhất hiện nay?
Tổng hợp các mẫu phiếu chi mới nhất hiện nay?
Anh/chị có thể tham khảo các mẫu phiếu chi sau:
- Mẫu phiếu chi mẫu C41-BB ban hành kèm theo Thông tư 79/2019/TT-BTC tại đây;
- Mẫu phiếu chi mẫu C41-BB ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC tại đây;
- Mẫu phiếu chi mẫu 02-TT ban hành kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC tại đây;
- Mẫu phiếu chi mẫu 02-TT ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC tại đây;
- Mẫu phiếu chi mẫu 02-TT ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC tại đây;
Tổng hợp các mẫu phiếu chi mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Kế toán trưởng chưa ký phiếu chi có được chi tiền không?
Tại Điều 19 Luật Kế toán 2015 có quy định về ký chứng từ kế toán như sau:
Ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.
Theo đó, phiếu chi là một loại chứng từ kế toán do đó khi chi tiền thì phiếu chi phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện.
Như vậy, kế toán trưởng chưa ký phiếu chi thì không được chi tiền.
Tổng hợp các mẫu phiếu chi mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Chi tiền nhưng phiếu chi không có chữ ký của kế toán trưởng bị phạt bao nhiêu?
Tại Điều 18 Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy đinh về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
đ) Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
d) Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.
Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
....
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trường hợp cá nhân chi tiền nhưng phiếu chi không có chữ ký của kế toán trưởng thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có hành vi chi tiền nhưng phiếu chi không có chữ ký của kế toán trưởng sẽ có mức phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?