Thời điểm nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên được quy định như thế nào?
Thời điểm nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 12 Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT quy định về nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên như sau:
Nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên
1. Thời điểm nghiệm thu:
a) Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện biện pháp kỹ thuật;
b) Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
2. Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục I Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Phương pháp tiến hành: thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 11 Thông tư này.
Như vậy, thời điểm nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên được quy định như sau:
- Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện biện pháp kỹ thuật;
- Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
Thời điểm nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng cải tạo rừng tự nhiên gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT được bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT quy định về cải tạo rừng tự nhiên như sau:
Theo đó đối tượng cải tạo rừng tự nhiên gồm có:
- Rừng cây gỗ lá rộng thường xanh và rừng thường xanh nửa rụng lá có cấu trúc tầng tán rừng đã bị phá vỡ, độ tàn che dưới 0,3 và không có khả năng phát triển thành rừng có giá trị kinh tế, có các chỉ số sau:
+ Số lượng cây gỗ, phẩm chất tốt dưới 50 cây/ha, trữ lượng cây gỗ mục đích có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở lên dưới 30m3/ha và số lượng cây gỗ tái sinh mục đích, phẩm chất tốt có chiều cao trên 01 m dưới 800 cây/ha, phân bố không đều trên toàn bộ diện tích.
- Rừng lá kim:
+ Số cây có đường kính trung bình tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở lên dưới 80 cây/ha, phân bố không đều trên diện tích; độ tàn che của rừng dưới 0,3;
- Rừng tràm có độ tàn che dưới 0,3 và có các chỉ số sau:
+ Mật độ dưới 5000 cây/ha, trong đó số cây có đường kính bình quân tại vị trí 1,3 m lớn hơn 06 cm dưới 2500 cây/ha;
- Rừng tre nứa:
+ Diện tích che phủ trên 70%, không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế.
+ Đối với rừng tre, luồng, vầu, số cây có đường kính thân cây từ 06 cm trở lên, dưới 1000 cây/ha (lồ ô dưới 2000 cây/ha);
+ Đối với rừng nứa, số cây có đường kính thân cây nhỏ hơn 03 cm hoặc từ 03 cm trở lên dưới 6000 cây/ha và dưới 200 bụi/ha.
- Rừng hỗn loài tre nứa và gỗ không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế, có các chỉ số:
+ Trữ lượng cây gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở lên dưới 15 m3/ha và số cây nứa có đường kính thân cây từ 03 cm trở lên dưới 3000 cây/ha, dưới 100 bụi/ha hoặc số cây tre, luồng, vầu, lô ô có đường kính từ 06 cm trở lên dưới 500 cây/ha.
- Rừng lá rộng rụng lá (rừng Khộp) không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế, có các chỉ số:
+ Cấu trúc tầng tán rừng đã bị phá vỡ, độ tàn che vào giữa mùa mưa dưới 0,3;
+ Số lượng cây thân gỗ mục đích, chất lượng tốt dưới 50 cây/ha;
+ Trữ lượng cây có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở lên dưới 30 m3/ha;
+ Số lượng cây thân gỗ tái sinh mục đích, chất lượng tốt có chiều cao trên 01 m dưới 700 cây/ha.
Lưu ý: Mật độ cây thân gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố không đều trên toàn diện tích.
Nội dung của biện pháp cải tạo rừng tự nhiên gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 8 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Cải tạo rừng tự nhiên
....
2. Nội dung biện pháp:
a) Cải tạo toàn diện: áp dụng đối với các lô rừng có độ dốc dưới 25°, thực hiện biện pháp khai thác trắng trên toàn bộ diện tích lô rừng, giữ lại cây gỗ và cây tái sinh mục đích; trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
b) Cải tạo cục bộ theo băng: áp dụng đối với các lô rừng có độ dốc từ 25° trở lên, thực hiện biện pháp khai thác trắng cục bộ theo băng, chiều rộng của băng chặt và băng chừa từ 08 m đến 12 m; giữ lại cây gỗ và cây tái sinh mục đích trên băng chặt; trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
c) Cải tạo cục bộ theo đám: áp dụng đối với các lô rừng có độ dốc từ 25° trở lên, khai thác trắng cục bộ theo đám với diện tích từ 3000 m2 đến 5000 m2; giữ lại cây gỗ và cây tái sinh mục đích; trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
.....
Như vậy, nội dung của biện pháp cải tạo rừng tự nhiên gồm có:
- Cải tạo toàn diện: áp dụng đối với các lô rừng có độ dốc dưới 25°, thực hiện biện pháp khai thác trắng trên toàn bộ diện tích lô rừng, giữ lại cây gỗ và cây tái sinh mục đích;
Trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT.
- Cải tạo cục bộ theo băng: áp dụng đối với các lô rừng có độ dốc từ 25° trở lên, thực hiện biện pháp khai thác trắng cục bộ theo băng, chiều rộng của băng chặt và băng chừa từ 08 m đến 12 m; giữ lại cây gỗ và cây tái sinh mục đích trên băng chặt;
Trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT.
- Cải tạo cục bộ theo đám: áp dụng đối với các lô rừng có độ dốc từ 25° trở lên, khai thác trắng cục bộ theo đám với diện tích từ 3000 m2 đến 5000 m2; giữ lại cây gỗ và cây tái sinh mục đích;
Trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?