Tăng giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại TP HCM từ 01/01/2024?
- Tăng giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại TP HCM từ 01/01/2024?
- Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải là gì?
- Giá dịch vụ thoát nước được điều chỉnh trong trường hợp nào?
- Hộ thoát nước đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước thì có phải trả phí bảo vệ môi trường đối với nước thải không?
- Nguồn thu từ dịch vụ thoát nước được dùng cho mục đích gì?
Tăng giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại TP HCM từ 01/01/2024?
Theo Điều 2 Quyết định 17/2021/QĐ-UBND TP HCM có quy định về giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025 như sau:
Như vậy, theo lộ trình thì giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại TP HCM năm 2024 là 25% nghĩa là tăng 5% so với năm 2023 là 20%.
Tăng giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại TP HCM từ 01/01/2024? (Hình từ Internet)
Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải là gì?
Tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 80/2014/NĐ-CP có quy định về giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải như sau:
Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải là toàn bộ chi phí sản xuất được tính đúng, tính đủ và mức lợi nhuận hợp lý cho một mét khối nước thải (1m3) để thực hiện các nhiệm vụ thoát nước và xử lý nước thải.
Giá dịch vụ thoát nước được điều chỉnh trong trường hợp nào?
Tại Điều 42 Nghị định 80/2014/NĐ-CP có quy định về điều chình giá dịch vụ thoát nước như sau:
Điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước
1. Giá dịch vụ thoát nước được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự đầu tư thay đổi cơ bản về công nghệ xử lý nước thải, chất lượng dịch vụ;
b) Khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, định mức kinh tế kỹ thuật;
c) Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và thu nhập của người dân có thay đổi.
2. Thẩm quyền điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.
3. Đối với khu vực đô thị hệ thống thu gom và xử lý nước thải được đầu tư từ nguồn vốn ODA, giá sử dụng dịch vụ thoát nước và lộ trình điều chỉnh giá sử dụng dịch vụ thoát nước tuân thủ theo hiệp định ký kết giữa nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam.
Như vậy, giá dịch vụ thoát nước được điều chỉnh trong 03 trường hợp sau:
(1) Khi có sự đầu tư thay đổi cơ bản về công nghệ xử lý nước thải, chất lượng dịch vụ;
(2) Khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, định mức kinh tế kỹ thuật;
(3) Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và thu nhập của người dân có thay đổi.
Hộ thoát nước đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước thì có phải trả phí bảo vệ môi trường đối với nước thải không?
Tại Điều 43 Nghị định 80/2014/NĐ-CP có quy định phương thức thu, thanh toán tiền dịch vụ thoát nước như sau:
Phương thức thu, thanh toán tiền dịch vụ thoát nước
1. Đối với hộ thoát nước:
a) Tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ cấp nước có trách nhiệm tổ chức thu tiền dịch vụ thoát nước thông qua hóa đơn tiền nước đối với các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung và được hưởng chi phí dịch vụ đi thu;
b) Đơn vị thoát nước trực tiếp thu tiền dịch vụ thoát nước đối với các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung;
c) Hộ thoát nước đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước thì không phải trả phí bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
2. Đối với đơn vị thoát nước:
Chủ sở hữu hệ thống thoát nước thanh toán giá hợp đồng theo hợp đồng quản lý vận hành được ký kết giữa đơn vị thoát nước và chủ sở hữu hệ thống thoát nước.
Như vậy, hộ thoát nước đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước thì không phải trả phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Nguồn thu từ dịch vụ thoát nước được dùng cho mục đích gì?
Tại Điều 44 Nghị định 80/2014/NĐ-CP có quy định về quản lý và sử dụng nguồn thu từ dịch vụ thoát nước như sau:
Quản lý và sử dụng nguồn thu từ dịch vụ thoát nước
1. Nguồn thu từ dịch vụ thoát nước do chủ sở hữu hệ thống thoát nước quản lý và được sử dụng cho mục đích:
a) Chi trả cho dịch vụ đi thu, đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải xác định hàm lượng COD;
b) Chi trả cho dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải;
c) Đầu tư để duy trì và phát triển hệ thống thoát nước;
d) Các chi phí hợp lệ khác theo quy định hiện hành.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ dịch vụ thoát nước.
Như vậy, nguồn thu từ dịch vụ thoát nước được dùng cho mục đích sau:
- Chi trả cho dịch vụ đi thu, đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải xác định hàm lượng COD;
- Chi trả cho dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải;
- Đầu tư để duy trì và phát triển hệ thống thoát nước;
- Các chi phí hợp lệ khác theo quy định hiện hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?