Mẫu giấy mời hội nghị tri ân khách hàng mới nhất hiện nay?
Mẫu giấy mời hội nghị tri ân khách hàng mới nhất hiện nay?
Hội nghị tri ân khách hàng là một sự kiện được tổ chức bởi doanh nghiệp nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với những khách hàng đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hội nghị tri ân khách hàng thường được tổ chức định kỳ hàng năm hoặc theo các dịp đặc biệt như kỷ niệm thành lập doanh nghiệp, dịp lễ lớn,...
Mục đích của hội nghị tri ân khách hàng là:
- Bày tỏ lòng biết ơn đối với khách hàng
- Gia tăng mối quan hệ với khách hàng
- Tạo dựng hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp
Mẫu giấy mời hội nghị tri ân khách hàng là một văn bản được sử dụng để thông báo cho khách hàng về thời gian, địa điểm và nội dung của hội nghị tri ân khách hàng. Giấy mời này được gửi đến khách hàng trước khi hội nghị diễn ra để họ có thể chuẩn bị tham dự.
Sau đây là mẫu giấy mời hội nghị tri ân khách hàng mới nhất có thể tham khảo:
Tải về miễn phí mẫu giấy mời hội nghị tri ân khách hàng tại đây tải về
Mẫu giấy mời hội nghị tri ân khách hàng mới nhất hiện nay? (hình từ Internet)
Trên đây là những nội dung chính nên có trong một mẫu giấy mời hội nghị tri ân khách hàng, còn về bản thiết kế cụ thể cho mỗi mẫu giấy mời hội nghị tri ân khách hàng sẽ do mỗi doanh nghiệp thiết kế và trang trí
Khi mua bán hàng hóa mà các bên không thỏa thuận địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như thế nào?
Theo Điều 35 Luật Thương mại 2005 quy định về đạ điểm giao hàng như sau:
Địa điểm giao hàng
1. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
2. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Theo đó, trong trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
- Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
- Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
- Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
- Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Các chứng từ trong giao dịch thương mại điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc được không?
Theo Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP bị bãi bỏ một số nội dung bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý như bản gốc như sau:
Giá trị pháp lý như bản gốc
1. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện sau:
a) Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử;
b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
2. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị chứng từ điện tử.
3. Tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy là khi một trong những biện pháp sau được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trao đổi và sử dụng chứng từ điện tử:
a) Ký chứng từ điện tử bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp;
b) Lưu trữ chứng từ điện tử tại hệ thống của một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử mà các bên thỏa thuận lựa chọn;
c) Có sự bảo đảm từ phía thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng cho việc khởi tạo, gửi và lưu trữ chứng từ điện tử về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử trong quá trình gửi và lưu trữ trên hệ thống;
d) Biện pháp khác mà các bên thống nhất lựa chọn.
Theo đó, chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện sau:
- Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử;
- Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?