Người phạm tội đào ngũ bị phạt tù bao nhiêu năm?

Cho tôi hỏi người phạm tội đào ngũ bị phạt tù bao nhiêu năm? Người phạm tội đào ngũ là con của liệt sĩ thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Mong được giải đáp!

Người phạm tội đào ngũ bị phạt tù bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội đào ngũ:

Tội đào ngũ
1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, người phạm tội đào ngũ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

- Đào ngũ nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến;

- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi đào ngũ mà còn vi phạm.

- Đào ngũ gây hậu quả nghiêm trọng.

Người có hành vi đào ngũ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đào ngũ và bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Người phạm tội đào ngũ thì bị xử phạt như thế nào?

Người phạm tội đào ngũ bị phạt tù bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

Người có hành vi đào ngũ có bị tước danh hiệu quân nhân không?

Căn cứ Điều 20 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định đào ngũ:

Đào ngũ
1. Tự ý rời khỏi đơn vị lần đầu quá 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại Bộ luật hình sự thì bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:
a) Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;
b) Khi đang làm nhiệm vụ;
c) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
d) Lôi kéo người khác tham gia.

Tước danh hiệu quân nhân là hình thức kỷ luật quân sự cao nhất đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ.

Người bị tước danh hiệu quân nhân sẽ bị xóa tên khỏi danh sách quân nhân và tước mọi quyền lợi mà bản thân quân nhân và gia đình được hưởng về quân nhân đó.

Theo đó, người có hành vi đào ngũ bị tước danh hiệu quân nhân trong các trường hợp sau:

- Người đào ngũ gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;

- Người thực hiện hành vi đào ngũ khi đang làm nhiệm vụ;

- Người thực hiện hành vi đào ngũ đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Lôi kéo người khác thực hiện hành vi đào ngũ.

Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đào ngũ là con của liệt sĩ thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
...

Như vậy, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đào ngũ là con của liệt sĩ thì có thể được xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Lưu ý: Các tình tiết giảm nhẹ đã được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Trân trọng!

Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Đứng xem đá gà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế lời Quốc ca bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Truy cứu hình sự hành vi Môi giới cho người khác nhập cảnh để đưa ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn truy cứu hình sự hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy từ 18/6/2024? Cho ví dụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt tội gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được phục hồi danh dự là ai? Các hình thức phục hồi danh dự gồm những hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn lậu vũ khí quân dụng bị phạt bao nhiêu năm tù?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Truy cứu trách nhiệm hình sự
Phan Vũ Hiền Mai
711 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào