Tệ nạn xã hội là gì? Cách phòng chống tệ nạn xã hội?
Tệ nạn xã hội là gì?
Tệ nạn xã hội là những hiện tượng tiêu cực, trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội. Tệ nạn xã hội có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì tệ nạn xã hội bao gồm một số loại như sau:
- Tệ nạn xã hội về ma túy;
- Tệ nạn xã hội về mua dâm;
- Tệ nạn xã hội về bán dâm;
- Tệ nạn xã hội về đánh bạc trái phép.
Tệ nạn xã hội là gì? Cách phòng chống tệ nạn xã hội? (Hình từ Internet)
Cách phòng chống tệ nạn xã hội?
Phòng tránh tệ nạn xã hội không chỉ là việc của một cá nhân, tổ chức mà cần phải có sự phối hợp chung tay của cả cộng đồng. Việc phòng tránh tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị kết hợp với người dân.
Ngoài ra còn có sự phối hợp của lực lượng Công an các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cá nhân thì các biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội mới có thể thực sự có hiệu quả.
Các biện pháp chung để phòng tránh tệ nạn xã hội 2024 là những biện pháp sau:
Thứ nhất: Đối với Cơ quan Nhà nước
- Ban hành những văn bản quy phạm pháp luật về phòng tránh, giảm thiểu tác động của tệ nạn xã hội.
- Ban hành các chế tài là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống tệ nạn xã hội. Chế tài vừa có tính bắt buộc, răn đe, vừa có tính giáo dục, khuyên bảo, tạo động lực trong xã hội.
- Tuyên truyền, giáo dục là biện pháp quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của tệ nạn xã hội, từ đó giúp họ tránh xa các tệ nạn này.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội giúp kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
- Hỗ trợ, giúp đỡ người mắc tệ nạn để họ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội.
- Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ người mắc tệ nạn xã hội.
Thứ hai: Đối với công dân, tổ chức
Đối với công dân:
- Tuyên truyền, giáo dục cho con em, người thân về tác hại của tệ nạn xã hội.
- Không sử dụng, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy, mại dâm, cờ bạc,...
- Tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội do địa phương tổ chức.
Đối với tổ chức:
- Xây dựng nội quy, quy chế lao động nghiêm minh, không dung túng cho các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
- Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, nhân viên về tác hại của tệ nạn xã hội.
- Hỗ trợ, giúp đỡ người mắc tệ nạn trong tổ chức.
Lưu ý: Nội dung trên mang tính chất tham khảo!
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội là bao lâu?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội là 01 năm.
Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội được quy định như sau:
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
- Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và các điểm a và b khoản 2 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download Mẫu Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu 2024 của đảng viên dành cho CBCCVC?
- Lịch thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Bình Dương năm 2025?
- Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
- Theo Nghị định 45/2020/NĐ-CP thời gian cán bộ công chức viên chức phản hồi việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến chậm nhất là bao lâu sau khi công dân nộp hồ sơ lên hệ thống?
- Mức lương viên chức loại A1 hiện nay là bao nhiêu?