Ai có quyền đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu vi phạm pháp luật?
- Ai có quyền đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu vi phạm pháp luật?
- Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu có bắt buộc phải được công bố công khai không?
- Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu như thế nào?
Ai có quyền đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu vi phạm pháp luật?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT quy định đình chỉ hoạt động như sau:
Đình chỉ hoạt động
...
3. Người có thẩm quyền cấp phép, xác nhận đăng ký hoạt động có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
4. Trong trường hợp khẩn cấp, khi phát hiện cơ sở giáo dục, đơn vị vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, người có thẩm quyền cấp phép hoạt động, xác nhận đăng ký hoạt động hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quyết định đình chỉ ngay hoạt động của cơ sở giáo dục, đơn vị, sau đó thực hiện các trình tự, thủ tục để đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc đơn vị.
Theo đó, tại điểm a khoản 1 Điều 8 Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT, cụ thể:
Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục xác nhận đăng ký hoạt động
1. Thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động:
a) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo xác nhận đăng ký hoạt động đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trung học phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học và các đơn vị thuộc trường đại học, cao đẳng đặt ngoài khuôn viên của trường.
b) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện xác nhận đăng ký hoạt động đối với nhà trẻ, nhóm trẻ; trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú và trung tâm học tập cộng đồng.
...
Như vậy, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu nên Giám đốc sở giáo dục và đào tạo có quyền đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống của trường năng khiếu vi phạm pháp luật.
Ai có quyền đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu vi phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu có bắt buộc phải được công bố công khai không?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 9 Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT quy định đình chỉ hoạt động như sau:
Đình chỉ hoạt động
...
2. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa được thực hiện như sau:
a) Người có thẩm quyền cấp phép hoặc xác nhận đăng ký hoạt động thành lập đoàn thanh tra đánh giá tình trạng thực tế của cơ sở giáo dục, đơn vị và lập phương án đề xuất xử lý;
b) Căn cứ kết quả thanh tra, người có thẩm quyền cấp phép hoặc xác nhận đăng ký hoạt động ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Trong quyết định đình chỉ hoạt động phải xác định rõ lý do đình chỉ, quy định rõ thời hạn đình chỉ; các biện pháp đảm bảo quyền lợi người học. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Sau thời gian đình chỉ hoạt động, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép hoạt động trở lại. Trong trường hợp chưa cho phép hoạt động trở lại, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo rõ lý do và hướng giải quyết.
...
Như vậy, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu như thế nào?
Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu được quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT như sau:
Bước 1: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục kỹ năng sống thành lập đoàn thanh tra đánh giá tình trạng thực tế của trường năng khiếu và lập phương án đề xuất xử lý;
Bước 2: Căn cứ kết quả thanh tra, người có thẩm quyền cấp phép hoặc xác nhận đăng ký hoạt động ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu.
Trong quyết định đình chỉ hoạt động phải xác định rõ lý do đình chỉ, quy định rõ thời hạn đình chỉ; các biện pháp đảm bảo quyền lợi người học. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Bước 3: Sau thời gian đình chỉ hoạt động, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép hoạt động trở lại. Trong trường hợp chưa cho phép hoạt động trở lại, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo rõ lý do và hướng giải quyết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?