Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có thuộc Quân đội nhân dân không?
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có thuộc Quân đội nhân dân không?
Căn cứ Điều 47 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định tổ chức lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy:
Tổ chức lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
1. Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an nhân dân, là một bộ phận của lực lượng vũ trang, được tổ chức và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.
2. Nhà nước xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ quy định.
Theo đó, cảnh sát phòng cháy chữa cháy là một bộ phận của lực lượng vũ trang, được tổ chức và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Như vậy, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy không thuộc Quân đội nhân dân mà thuộc Công an nhân dân.
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có thuộc Quân đội nhân dân không? (Hình từ Internet)
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có chức năng và nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 48 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật;
- Hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
- Thực hiện các biện pháp phòng cháy;
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
- Chữa cháy kịp thời, hiệu quả.
- Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
- Trang bị và quản lý phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
- Kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
- Cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
- Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Phương tiện chữa cháy cơ giới của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy gồm những gì?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy, chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương tiện chữa cháy cơ giới của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quy định tại mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy;
b) Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.
Theo đó, phương tiện chữa cháy cơ giới của cảnh sát phòng cháy chữa cháy bao gồm:
- Xe chữa cháy:
+ Xe chữa cháy có xitec, xe chữa cháy không có xitec;
+ Xe chữa cháy sân bay;
+ Xe chữa cháy rừng;
+ Xe chữa cháy hóa chất (bột, chất tạo bọt, khí);
+ Xe chữa cháy đường hầm;
+ Xe chữa cháy đường sắt;
+ Xe chữa cháy lưỡng cư;
- Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy:
+ Xe thang; xe nâng;
+ Xe chỉ huy; xe trung tâm thông tin chỉ huy;
+ Xe khám nghiệm hiện trường cháy;
+ Xe chiếu sáng chữa cháy;
+ Xe trạm bơm; xe chở nước;
+ Xe chở phương tiện; xe chở quân;
+ Xe chở hóa chất;
+ Xe cứu nạn, cứu hộ;
+ Xe hút khói; xe sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật;
+ Xe hậu cần; xe cẩu;
+ Xe xử lý hóa chất độc hại, sinh học và hạt nhân;
+ Xe cung cấp chất khí chữa cháy;
+ Xe chở và nạp bình khí thở chữa cháy;
+ Xe chở vòi chữa cháy;
+ Xe tiếp nhiên liệu;
+ Xe cứu thương; mô tô chữa cháy;
- Máy bay chữa cháy; tàu chữa cháy; xuồng chữa cháy; ca nô chữa cháy; các cấu trúc nổi chữa cháy khác có động cơ;
- Các loại máy bơm chữa cháy;
- Các loại phương tiện cơ giới khác:
+ Máy nạp khí sạch;
+ Thiết bị cưa, cắt, khoan, đục, đập, tời, kéo, banh, kích, nâng (có sử dụng động cơ) thiết bị xử lý thực bì (máy cắt thực bì, máy cắt cỏ); quạt thổi khói;
+ Quạt hút khói;
+ Máy phát điện; máy thổi gió;
+ Bình chữa cháy đeo vai có động cơ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?