Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội tối đa là bao lâu?

Cho tôi hỏi: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội tối đa là bao lâu? Câu hỏi từ chị Vân - Đà Nẵng

Các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay là gì?

Tệ nạn xã hội là những hiện tượng tiêu cực, trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội. Tệ nạn xã hội có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

[1] Tệ nạn ma túy là việc sử dụng trái phép các chất gây nghiện, kích thích hệ thần kinh trung ương, dẫn đến trạng thái ảo giác, hoang tưởng, rối loạn tâm thần, suy giảm trí tuệ, sức khỏe và khả năng lao động.

Một số loại ma túy: tự nhiên (thuốc phiện, cần sa, côca), chiết xuất từ thảo mộc (côcain, moocphin, heroin, mêcalin...), tổng hợp (amphetamine,...)

[2] Tệ nạn mại dâm là hành vi mua bán dâm, môi giới mại dâm, chứa mại dâm. Đối tượng tham gia tệ nạn mại dâm gồm:

Người bán dâm,

Người mua dâm,

Người chứa mại dâm,

Người môi giới mại dâm.

[3] Tệ nạn cờ bạc là hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc. Các hình thức của tệ nạn cờ bạc bao gồm:

Đánh bài (đánh chắn, cua cá, cây ba, tổ tôm, xóc đĩa, đỏ đen, tam cúc, tú lơ khơ...),

Chơi lô, đề, sòng bạc kiểu casino;

Cá độ bóng đá, các môn thể thao khác;

Chơi cờ bạc game online;

Chọi gà

[4] Tệ nạn rượu bia là hành vi uống rượu, bia quá mức, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đạo đức, trật tự an toàn xã hội.

[5] Tệ nạn nghiện game là hành vi chơi game điện tử quá mức, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội.

[6] Tệ nạn bạo lực là hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc các hành vi khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần cho người khác.

[7] Tệ nạn trộm cắp là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật.

[8] Tệ nạn tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.

Ngoài ra, còn có một số tệ nạn xã hội khác như: tệ nạn mê tín dị đoan, tệ nạn buôn bán người, tệ nạn xâm hại tình dục trẻ em, tệ nạn môi trường,...

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội tối đa là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội tối đa là bao lâu? (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội tối đa là bao lâu?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội là 01 năm.

Theo đó, thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội được quy định như sau:

- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

- Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và các điểm a và b khoản 2 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Mức xử phạt tối đa trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]

Như vậy, mức xử phạt tối đa trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.

Trân trọng!

Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi kê khai không đúng giá bán có thể bị phạt lên tới 25 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 12/7/2024, cá nhân bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá bị phạt tới 20 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá áp dụng từ ngày 12/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân được hát karaoke đến mấy giờ? Hát karaoke vượt quá giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chê người khác lùn phạt bao nhiêu tiền? Chê người khác lùn phải bồi thường thiệt hại về tinh thần như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con phải đi ăn xin ngoài đường thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp nào không xử phạt vi phạm hành chính về thuế? Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp được giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đang thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chết thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuốc giả là gì? Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán thuốc giả có bị công khai không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử phạt vi phạm hành chính
Nguyễn Thị Hiền
1,089 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xử phạt vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào