Mã bưu chính là gì? 3 bước tra mã bưu chính đơn giản nhanh nhất năm 2024?
Mã bưu chính là gì?
Mã bưu chính, còn được gọi là mã số bưu chính, mã ZIP, mã bưu điện, là một dãy ký tự bao gồm các chữ số hoặc chữ cái, được viết bổ sung vào địa chỉ nhận thư với mục đích tự động xác định điểm đến cuối cùng của thư tín, bưu phẩm.
Mã bưu chính là một chuỗi ký tự viết bằng chữ, hoặc bằng số hay tổ hợp của số và chữ, được viết bổ sung vào địa chỉ nhận thư với mục đích tự động xác định điểm đến cuối cùng của thư tín, bưu phẩm.
Mỗi quốc gia có một hệ thống mã bưu chính riêng. Khác với nhiều nước khác, Việt Nam không có mã bưu chính chung cho cấp quốc gia mà sẽ phân thành nhiều mã bưu chính riêng cho từng tỉnh, thành. Mã bưu chính ở Việt Nam là một dãy số ngẫu nhiên được điền kèm trên các thư từ, bưu phẩm được giao dịch thông qua trung tâm bưu chính.
Mã bưu chính là gì? 3 bước tra mã bưu chính đơn giản nhanh nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
3 bước tra mã bưu chính đơn giản nhanh nhất năm 2024?
Nếu trong trường hợp được yêu cầu điền mã bưu chính khi thực hiện gửi hàng hoặc mua hàng trong nước và quốc tế nhưng vẫn chưa chuẩn bị trước đó, có nhiều cách để bạn có thể tra mã bưu chính.
Bạn có thể tra mã bưu chính bằng các cách sau:
Cách tra mã bưu chính tại web mabuuchinh.vn được dùng khi bạn chỉ muốn tra mã bưu chính của các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương
Bước 1: Truy cập vào trang web
Bước 2: Tại thanh tìm kiếm điền từ khóa là tỉnh/thành mà bạn muốn tra cứu
Ví dụ: Từ khóa được chọn là “thành phố Hồ Chí Minh”
Bước 3: Trang web sẽ hiển thị tất cả các mã thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và bạn lựa chọn mã bưu chính tại nơi bạn cần tìm
Việc xây dựng mã bưu chính phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 18 Luật Bưu chính 2010 quy định mã bưu chính quốc gia như sau:
Mã bưu chính quốc gia
1. Mã bưu chính quốc gia gồm tập hợp các ký tự nhằm xác định một hoặc một nhóm địa chỉ bưu chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính quy định.
2. Việc xây dựng mã bưu chính phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm tính khoa học, ổn định và không trùng lặp;
b) Căn cứ vào địa dư hành chính, mật độ dân số và được phân bổ trên phạm vi cả nước;
c) Phù hợp với hướng dẫn của Liên minh Bưu chính Thế giới và thông lệ quốc tế.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bưu chính áp dụng mã bưu chính quốc gia nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính.
Như vậy, việc xây dựng mã bưu chính phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm tính khoa học, ổn định và không trùng lặp;
- Căn cứ vào địa dư hành chính, mật độ dân số và được phân bổ trên phạm vi cả nước;
- Phù hợp với hướng dẫn của Liên minh Bưu chính Thế giới và thông lệ quốc tế.
Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động bưu chính?
Căn cứ Điều 7 Luật Bưu chính 2010 quy định các hành vị bị cấm như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi có nội dung kích động, gây mất an ninh, phá hoại đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa vũ khí, vật, chất gây nổ, chất độc, chất phóng xạ, ma túy, vi trùng dịch bệnh nhằm khủng bố, xâm hại tính mạng, tài sản công dân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
3. Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
4. Mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính.
5. Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi; tráo đổi nội dung bưu gửi.
6. Tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính, bóc mở, huỷ bưu gửi trái pháp luật.
7. Xâm hại công trình bưu chính công cộng; cản trở hoạt động bưu chính hợp pháp.
8. Thực hiện hành vi cạnh tranh trái pháp luật trong hoạt động bưu chính.
9. Sản xuất, kinh doanh, sử dụng tem Bưu chính Việt Nam và tem bưu chính nước ngoài trái pháp luật.
10. Hoạt động bưu chính trái pháp luật.
Như vậy, các hành vi bị cấm trong hoạt động bưu chính bao gồm:
[1] Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi có nội dung kích động, gây mất an ninh, phá hoại đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
[2] Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa vũ khí, vật, chất gây nổ, chất độc, chất phóng xạ, ma túy, vi trùng dịch bệnh nhằm khủng bố, xâm hại tính mạng, tài sản công dân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
[3] Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
[4] Mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính.
[5] Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi; tráo đổi nội dung bưu gửi.
[6] Tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính, bóc mở, huỷ bưu gửi trái pháp luật.
[7] Xâm hại công trình bưu chính công cộng; cản trở hoạt động bưu chính hợp pháp.
[8] Thực hiện hành vi cạnh tranh trái pháp luật trong hoạt động bưu chính.
[9] Sản xuất, kinh doanh, sử dụng tem Bưu chính Việt Nam và tem bưu chính nước ngoài trái pháp luật.
[10] Hoạt động bưu chính trái pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?