Có cần sắp xếp thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn tách biệt tại cơ sở bán lẻ thuốc không?

Cho tôi hỏi có cần sắp xếp thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn tách biệt tại cơ sở bán lẻ thuốc không? Nếu không sắp xếp thì bị phạt bao nhiêu? Mong được giải đáp thắc mắc!

Có cần sắp xếp thuốc kê đơn và không kê đơn tách biệt tại cơ sở bán lẻ thuốc không?

Căn cứ Tiểu mục c Mục 3 Phụ lục 1 - 1a Tiêu chuẩn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc đối với nhà thuốc ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định các hoạt động của nhà thuốc:

Các hoạt động của nhà thuốc
...
3. Bảo quản thuốc
...
c) Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
...

Căn cứ Tiểu mục c Mục 3 Phụ lục 1 - 1b Tiêu chuẩn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc đối với quầy thuốc ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định các hoạt động của quầy thuốc:

Các hoạt động của quầy thuốc
...
3. Bảo quản thuốc
...
c) Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
...

Theo quy định trên, thuốc kê đơn được bày bán thì phải bảo quản tại khu vực riêng và có ghi rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn. Việc sắp xếp thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn tách biệt là một trong những yêu cầu bắt buộc và đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.

Có cần sắp xếp thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn tách biệt tại cơ sở bán lẻ thuốc không?

Có cần sắp xếp thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn tách biệt tại cơ sở bán lẻ thuốc không? (Hình từ Internet)

Cơ sở bán lẻ thuốc không sắp xếp thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn tách biệt thì bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 59 Nghị định 117/2020/NĐ-CP bổ sung bởi điểm e khoản 16 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm quy định về bán lẻ thuốc, dược liệu:

Vi phạm quy định về bán lẻ thuốc, dược liệu
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
c) Không có kho bảo quản đối với cơ sở bán lẻ thuốc có đăng ký kho bảo quản hoặc bảo quản không đúng điều kiện ghi trên nhãn hoặc không tuân thủ các quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc;
...

Như vậy, cơ sở bán lẻ thuốc không sắp xếp thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn tách biệt thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

Người hành nghề dược có nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 31 Luật Dược 2016 quy định nghĩa vụ của người hành nghề dược:

Nghĩa vụ của người hành nghề dược
1. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở dược, trừ trường hợp ủy quyền khi vắng mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.
3. Chỉ chịu trách nhiệm chuyên môn đối với một cơ sở kinh doanh dược và tại một địa điểm kinh doanh dược.
4. Hành nghề dược theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Chứng chỉ hành nghề dược và quy định chuyên môn kỹ thuật.
5. Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.
6. Hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
7. Thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức hành nghề dược của người hành nghề dược khác và phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã thông báo.

Như vậy, người hành nghề dược có nghĩa vụ sau:

- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược.

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở dược, trừ trường hợp ủy quyền cho người có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp khi vắng mặt để chịu trách nhiệm chuyên môn theo quy định.

- Chỉ chịu trách nhiệm chuyên môn đối với một cơ sở kinh doanh dược và tại một địa điểm kinh doanh dược.

- Hành nghề dược theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Chứng chỉ hành nghề dược và quy định chuyên môn kỹ thuật.

- Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.

- Hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.

- Thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức hành nghề dược của người hành nghề dược khác và phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã thông báo.

Trân trọng!

Thuốc kê đơn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuốc kê đơn
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần sắp xếp thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn tách biệt tại cơ sở bán lẻ thuốc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo thuốc kê đơn bị phạt hành chính bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuốc kê đơn
Phan Vũ Hiền Mai
1,770 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào