Bác sĩ đa khoa là gì? Thời gian thực hành khám chữa bệnh của bác sĩ đa khoa là bao nhiêu tháng?

Tôi có thắc mắc: Bác sĩ đa khoa là gì? Thời gian thực hành khám chữa bệnh của bác sĩ đa khoa là bao nhiêu tháng? Bác sĩ đa khoa có được khám chữa bệnh chuyên khoa không? Mong được giải đáp.

Bác sĩ đa khoa là gì?

Hiện hành pháp luật chưa quy định cụ thể về khái niệm "Bác sĩ đa khoa là gì?". Tuy nhiên thực tế bác sĩ đa khoa được hiểu là bác sĩ tổng quát là những chuyên gia y tế được đào tạo để cung cấp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi người ở mọi lứa tuổi.

Bác sĩ đa khoa được đào tạo về các lĩnh vực y tế cơ bản, bao gồm nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản phụ khoa,....

Bác sĩ đa khoa có thể chẩn đoán bệnh như khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân gây bệnh, điều trị bệnh bằng cách đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, bao gồm: kê đơn thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu,... Bên cạnh đó, bác sĩ đa khoa còn sẽ tư vấn cho bệnh nhân về cách phòng ngừa bệnh, chẳng hạn như tiêm chủng, vệ sinh cá nhân, chế độ ăn uống,...

Bác sĩ đa khoa là gì? Thời gian thực hành khám chữa bệnh của bác sĩ đa khoa là bao nhiêu tháng?

Bác sĩ đa khoa là gì? Thời gian thực hành khám chữa bệnh của bác sĩ đa khoa là bao nhiêu tháng? (Hình từ Internet)

Thời gian thực hành khám chữa bệnh của bác sĩ đa khoa là bao nhiêu tháng?

Tại Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BYT có quy định về khung nội dung, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Khung nội dung, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh
1. Nội dung thực hành khám bệnh, chữa bệnh dựa trên cơ sở chuẩn năng lực của bác sỹ đa khoa đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 1854/QĐ-BYT ngày 18 tháng 05 năm 2015; các kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo tại các trường chuyên ngành y cho bác sỹ đa khoa, bác sỹ y khoa và dựa trên phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sỹ đa khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 35/2019/TT-BYT.
2. Tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng được phân bổ theo từng chuyên khoa như sau:
a) Thời gian thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu: 5 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên khoa Ngoại: 3 tháng;
c) Thời gian thực hành chuyên khoa Sản phụ khoa: 3 tháng;
d) Thời gian thực hành chuyên khoa Nhi: 4 tháng;
đ) Thời gian thực hành một số kỹ thuật của chuyên khoa khác (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền và một số kỹ thuật của chuyên khoa khác theo Thông tư số 35/2019/TT-BYT): 3 tháng.
3. Trong quá trình thực hành kỹ thuật chuyên môn, người thực hành được tập huấn các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với tổng thời lượng là 20 buổi (mỗi buổi 4 tiết). Thời gian tập huấn này được tính vào tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, thời gian thực hành khám chữa bệnh của bác sĩ đa khoa được phân bổ theo từng chuyên khoa là:

- 5 tháng: thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu;

- 3 tháng: thực hành chuyên khoa Ngoại;

- 3 tháng: thực hành chuyên khoa Sản phụ khoa;

- 4 tháng: thực hành chuyên khoa Nhi;

- 3 tháng: thực hành một số kỹ thuật của chuyên khoa khác (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền và một số kỹ thuật của chuyên khoa khác theo Thông tư 35/2019/TT-BYT).

Bác sĩ đa khoa có được khám chữa bệnh chuyên khoa không?

Tại Mục 4 Công văn 6403/BYT-KCB năm 2019 có hướng dẫn giải quyết vướng mắc trong thực hiện và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

Việc khám bệnh, chữa bệnh của các bác sỹ đa khoa
...
b) Hướng dẫn thực hiện:
- Theo quy định tại Phụ lục 4b Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn: đối với bác sĩ tại tuyến huyện và tuyến xã nếu tốt nghiệp bác sĩ đa khoa sẽ ghi là: “khám bệnh, chữa bệnh đa khoa”.
- Theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 50/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh: “Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề, văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận và năng lực của người hành nghề để cho phép bằng văn bản người hành nghề được thực hiện các chuyên môn kỹ thuật cụ thể tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do mình phụ trách”.
- Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú: “Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Như vậy trên cơ sở phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề, văn bằng chứng chỉ hoặc chứng nhận và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho phép người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Người hành nghề có chứng chỉ hành nghề “Khám bệnh, chữa bệnh đa khoa” được khám bệnh, kê đơn của các chuyên khoa theo quy định.

Theo đó, người hành nghề có chứng chỉ hành nghề “Khám bệnh, chữa bệnh đa khoa” được khám bệnh, kê đơn của các chuyên khoa theo quy định.

Tóm lại, bác sĩ đa khoa được khám chữa bệnh chuyên khoa.

Trân trọng!

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu quý 3 năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian thực hành khám chữa bệnh đối với bác sĩ da liễu là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian ủ bệnh bạch hầu là mấy ngày? Biến chứng bệnh bạch hầu ác tính là biến chứng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh bạch hầu được phân loại như thế nào? Người bị nghi là bệnh bạch hầu cần phải làm gì để phòng chống bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu? Bệnh bạch hầu có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Độ tuổi dễ mắc bệnh bạch hầu là bao nhiêu? Hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu theo quy định của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh chữa bệnh có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người hành nghề khám bệnh chữa bệnh lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm thân thể người bệnh thì bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc khám chữa bệnh nhân đạo theo đợt không vì mục đích lợi nhuận phải bố trí bao nhiêu bác sĩ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Lương Thị Tâm Như
6,998 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào