Ký hiệu phân biệt quốc gia cho phương tiện vận tải qua lại biên giới giữa Việt Nam và các nước ASEAN được quy định như thế nào?
- Ký hiệu phân biệt quốc gia cho phương tiện vận tải qua lại biên giới giữa Việt Nam và các nước ASEAN được quy định như thế nào?
- Người điều khiển phương tiện vận tải qua lại biên giới giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN phải mang theo các loại giấy tờ nào?
- Nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải qua lại biên giới giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN phải mang theo giấy tờ nào?
Ký hiệu phân biệt quốc gia cho phương tiện vận tải qua lại biên giới giữa Việt Nam và các nước ASEAN được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT quy định đối với phương tiện vận tải:
Quy định đối với phương tiện vận tải
...
3. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải dán vào phía sau xe ký hiệu phân biệt quốc gia và dán lên kính chắn gió phù hiệu phương tiện vận tải qua biên giới ASEAN được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận của các nước ASEAN. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:
a) Vương quốc Brunei: BRU;
b) Vương quốc Campuchia: KH;
c) Cộng hòa Indonesia: RI;
d) Liên bang Malaysia: MAL;
đ) Cộng hòa Philippines: RP;
e) Cộng hòa Singapore: SGP;
g) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;
h) Liên bang Myanmar: MYA;
i) Vương quốc Thái Lan: T;
k) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.
...
Theo đó ký hiệu phân biệt quốc gia cho phương tiện vận tải qua lại biên giới giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN như sau:
Quốc gia | Ký hiệu phân biệt quốc gia |
Vương quốc Brunei | BRU |
Vương quốc Campuchia | KH |
Cộng hòa Indonesia | RI |
Liên bang Malaysia | MAL |
Cộng hòa Philippines | RP |
Cộng hòa Singapore | SGP |
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào | LAO |
Liên bang Myanmar | MYA |
Vương quốc Thái Lan | T |
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | VN |
Người điều khiển phương tiện vận tải qua lại biên giới giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN phải mang theo các loại giấy tờ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe:
Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);
b) Giấy phép lái xe nội địa được các Bên công nhận theo Hiệp định về công nhận giấy phép lái xe nội địa được ký kết bởi các nước thành viên ASEAN tại Kua-la Lăm-pơ vào ngày 09 tháng 7 năm 1985.
...
Theo đó, người điều khiển phương tiện vận tải qua lại biên giới giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN phải mang theo các loại giấy tờ sau:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực)
- Giấy phép lái xe nội địa được công nhận.
Lưu ý:
- Các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu;
- Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.
- Các giấy tờ trên phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh.
- Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Ký hiệu phân biệt quốc gia cho phương tiện vận tải qua lại biên giới giữa Việt Nam và các nước ASEAN được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải qua lại biên giới giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN phải mang theo giấy tờ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe:
Quy định đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
...
2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.
3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Như vậy, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải qua lại biên giới giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN phải mang theo giấy tờ sau:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu;
- Thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực)
Lưu ý:
- Các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu;
- Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.
- Các giấy tờ trên phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh.
- Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Lưu ý: Thông tư 37/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2024
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?