Thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024 thực hiện như thế nào?

Tôi có một thắc mắc mong muốn được giải đáp: Thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024 thực hiện như thế nào? Câu hỏi của chị Trà My (thành phố Tuy Hòa)

Thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024 thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024 thực hiện như sau:

[1] Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế trong trường hợp cơ sở khám chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến.

Bước 1: Cơ sở khám chữa bệnh cần thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.

Bước 2: Người đại diện cơ sở khám chữa bệnh ký giấy chuyển tuyến theo mẫu theo quy định.

Tải về mẫu giấy chuyển tuyến: Tại đây

Bước 3: Làm các thủ tục kiểm tra trước khi chuyển bệnh nhân.

Đối với trường hợp bệnh nhân cấp cứu: Cơ sở khám chữa bệnh cần liên hệ với khám chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;

Kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.

Đối với bệnh nhân cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp.

Bước 4: Bàn giao giấy chuyển tuyến.

Cơ sở khám chữa bệnh giao giấy chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người hộ tống hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến.

Bước 5: Bàn giao giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám chữa bệnh mới.

Người giữ giấy chuyển tuyến bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.

[2] Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế trong trường hợp người bệnh chuyển về tuyến dưới.

Bên cạnh việc chuyển tuyến về tuyến trên thì rất nhiều trường hợp bệnh nhân được chuyển về tuyến dưới để phù hợp với điều kiện khám chữa bệnh của bệnh nhân. thủ tục chuyển tuyến BHYT đối với người bệnh chuyển về tuyến dưới tương tự các bước 1, 2, 4, 5.

Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế cho bệnh nhân được cơ sở khám chữa bệnh nơi mà bệnh nhân đang khám và điều trị thực hiện.

Bệnh nhân và người đại diện của bệnh nhân được bàn giao giấy chuyển tuyến khi đến cơ sở mới cần bàn giao lại cho cơ sở khám chữa bệnh nơi chuyển để được xét hưởng như khám chữa bệnh đúng tuyến.

Trong trường hợp làm mất giấy bệnh nhân, người đại diện của bệnh nhân cần liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh ban đầu để được hỗ trợ giải quyết.

Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế năm 2024 thực hiện như thế nào?

Thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024 thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Căn cứ theo Điều 30 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cụ thể như sau:

Phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo các phương thức sau đây:
a) Thanh toán theo định suất là thanh toán theo mức phí được xác định trước theo phạm vi dịch vụ cho một đầu thẻ đăng ký tại cơ sở cung ứng dịch vụ y tế trong một khoảng thời gian nhất định;
b) Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên chi phí của thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng cho người bệnh;
c) Thanh toán theo trường hợp bệnh là thanh toán theo chi phí khám bệnh, chữa bệnh được xác định trước cho từng trường hợp theo chẩn đoán.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, có 03 phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, bao gồm:

- Thanh toán theo định suất là thanh toán theo mức phí được xác định trước theo phạm vi dịch vụ cho một đầu thẻ đăng ký tại cơ sở cung ứng dịch vụ y tế trong một khoảng thời gian nhất định;

- Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên chi phí của thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng cho người bệnh;

- Thanh toán theo trường hợp bệnh là thanh toán theo chi phí khám chữa bệnh được xác định trước cho từng trường hợp theo chẩn đoán.

Không được hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bãi bỏ bởi khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về người lao động không được hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp sau đây:

- Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được bãi bỏ và sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

- Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

- Khám sức khỏe.

- Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

- Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.

- Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

- Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

- Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

- Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Trân trọng!

Cơ sở khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh cần đáp ứng các điều kiện nào để được hoạt động?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh thực hiện đăng ký hành nghề cho người hành nghề làm việc tại cơ sở của mình như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có mấy loại hình cơ sở dịch vụ thẩm mỹ? Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Người hành nghề của cơ sở khám chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ nguyên tắc đăng ký hành nghề như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở khám chữa bệnh cho thuê diện tích không sử dụng hết thì có cần phê duyệt đề án của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân từ ngày 16/02/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh có cần cấp lại giấy phép hoạt động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật và phân tuyến kỹ thuật theo Thông tư 43?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách Bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh BHYT tại Hà Nội năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở khám chữa bệnh
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,757 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ sở khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào