Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh trật tự là gì?

Cho hỏi: Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh trật tự là gì? Ngân sách bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh trật tự được bố trí ở đâu? Câu hỏi của chị Hà (Huế)

Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh trật tự là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 35/2011/NĐ-CP có định nghĩa về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh trật tự như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự là cách thức, phương pháp xây dựng pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và sử dụng pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế để bảo vệ an ninh, trật tự.
2. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ chuyên trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự.
3. Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự là sỹ quan, hạ sỹ quan của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ chuyên trách tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự.

Theo đó, có thể hiểu biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh trật tự là cách thức, phương pháp xây dựng pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và sử dụng pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế để bảo vệ an ninh, trật tự.

Một số biện pháp bảo đảm an ninh trật tự (mang tính chất tham khảo) như sau:

- Xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật phù hợp: Các chính sách, pháp luật cần được xây dựng và thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, an ninh xã hội.

- Củng cố quốc phòng, an ninh: Quốc phòng, an ninh là nền tảng bảo vệ an ninh trật tự. Cần củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh, góp phần bảo vệ an toàn cho xã hội.

- Tăng cường hợp tác quốc tế: Hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cần tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh, trật tự, nhằm khai thác tối đa các cơ hội, hạn chế các thách thức từ môi trường quốc tế.

- Tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng: Các cơ quan chức năng cần được tăng cường về tổ chức, lực lượng, trang bị, phương tiện, nghiệp vụ, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự.

- Tăng cường vai trò của cộng đồng dân cư: Cộng đồng dân cư là lực lượng nòng cốt trong việc bảo đảm an ninh trật tự. Cần phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự.

Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh trật tự là gì?

Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh trật tự là gì? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của cơ quan chuyên trách trong việc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh trật tự như thế nào?

Theo Điều 7 Nghị định 35/2011/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan chuyên trách trong việc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh trật tự như sau:

[1] Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá tình hình, tham mưu và xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, pháp luật, giải pháp, phương pháp về sử dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự.

[2] Tổ chức, chỉ đạo công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống hoạt động phá hoại, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; thông qua pháp luật để chuyển hóa chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây rối loạn an ninh, trật tự, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

[3] Yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chấm dứt hoặc tạm ngừng hoạt động xây dựng pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, sử dụng pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có ảnh hưởng xấu đến bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;

Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trật tự, an toàn xã hội; lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

[4] Sử dụng biện pháp nghiệp vụ và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.

[5] Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự.

Ngân sách bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh trật tự được bố trí ở đâu?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 35/2011/NĐ-CP quy định về ngân sách bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự như sau:

Ngân sách bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương khác của Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo đó, ngân sách bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh trật tự được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương khác của Ủy ban nhân dân các cấp.

Trân trọng!

An ninh trật tự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An ninh trật tự
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự 63 tỉnh thành cập nhật năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đi xe ô tô tấn công đến tính mạng người khác thì Công an nhân dân được nổ súng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ Tổ bảo vệ an ninh trật tự tỉnh Thanh Hóa từ 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa điểm, nơi làm việc đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
06 trường hợp được đổi, cấp lại bằng lái xe theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ bảo vệ an ninh có những thành viên nào? Thủ tục thành lập tổ bảo vệ an ninh, trật tự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tham gia bảo vệ an ninh ở cơ sở có được phân luồng giao thông? Bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh ở cơ sở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức bồi dưỡng cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi làm nhiệm vụ vào ban đêm tại TPHCM là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào bảo vệ trật tự ở cơ sở không được hưởng chi phí khám bệnh chữa bệnh khi bị ốm, tai nạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở tại TP.HCM tối đa là 6,5 triệu đồng/tháng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An ninh trật tự
Nguyễn Trần Cao Kỵ
922 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An ninh trật tự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào