Thời gian tòa án xử lý đơn khởi kiện là bao lâu?
Thời gian tòa án xử lý đơn khởi kiện là bao lâu?
Căn cứ Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 78 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện :
Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
...
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 5 Điều 317 của Bộ luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
4. Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Theo đó, thời gian tòa án xử lý đơn khởi kiện là 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện. Cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện thì Chánh án tòa án phân công Thẩm phán xem đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày phân công, Thẩm xem xét và ra 01 trong các quyết định như sau:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Thời gian tòa án xử lý đơn khởi kiện là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau:
- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
- Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định.;
- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trừ trường hợp sau:
+ Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại;
+ Tòa án yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ;
+ Vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
- Hết thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí mà người khởi kiện không nộp biên lại thu tiền tạm ứng án phí cho tòa án. trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng.
- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
- Người khởi kiện không sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của thẩm phán;
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Bằng lái xe nếu đã hết hạn quá 3 tháng sẽ phải thi lại không?
- Từ ngày 01/07/2025, mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là bao nhiêu?
- Khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông gặp biển nào không được phép đi vào?
- Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được tiến hành như thế nào?