Chủ thể nào giám sát trực tiếp hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nhà nước?

Tôi có một thắc mắc muốn được giải đáp: Chủ thể nào giám sát trực tiếp hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nhà nước? Câu hỏi của chị Bích Vân (Đồng Nai)

Chủ thể nào giám sát trực tiếp hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nhà nước?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định về chủ thể giám sát cụ thể như sau:

Chủ thể giám sát
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Bộ quản lý ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành quyết định thành lập hoặc được giao quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Cơ quan tài chính:
a) Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát tài chính đối với công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành thành lập hoặc được giao quản lý; tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả giám sát tài chính của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
b) Sở Tài chính các tỉnh, thành phố giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tà

Theo đó, có 02 chủ thể giám sát trực tiếp hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và cùng phố hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đó là:

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu.

- Cơ quan tài chính.

Chủ thể nào giám sát trực tiếp hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nhà nước?

Chủ thể nào giám sát trực tiếp hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nhà nước? (Hình từ Internet)

Nội dung giám sát trực tiếp hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nhà nước như thế nào?

Theo Điều 9 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định về nội dung giám sát trực tiếp hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nhà nước cụ thể như sau:

[1] Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn.

[2] Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:

- Hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư, gồm: Nguồn vốn huy động, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư;

- Hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, trong đó nội dung giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết thông qua danh mục đầu tư của công ty mẹ thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương 3 Nghị định 87/2015/NĐ-CP;

Giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương 3 Nghị định 87/2015/NĐ-CP;

- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu;

- Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;

- Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

[3] Giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch;

- Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);

- Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;

- Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

[4] Giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.

[5] Giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.

[6] Giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Có bao nhiêu phương thức giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nhà nước?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định về phương thức giám sát cụ thể như sau:

Phương thức giám sát
1. Giám sát tài chính thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp và có cảnh báo, giải pháp xử lý.
2. Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.

Theo đó, có 05 phương thức giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm:

- Giám sát trực tiếp.

- Giám sát gián tiếp.

- Giám sát trước.

- Giám sát trong.

- Giám sát sau.

Trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp và có cảnh báo, giải pháp xử lý.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào