Mục tiêu của giáo dục quốc phòng và an ninh là gì?
Mục tiêu của giáo dục quốc phòng và an ninh là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 quy định về mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh cụ thể như sau:
Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh
Giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, theo quy định trên thì mục tiêu của giáo dục quốc phòng và an ninh là giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu này được thể hiện cụ thể trong các nội dung sau:
Kiến thức quốc phòng và an ninh: Học viên được trang bị kiến thức cơ bản về lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam và thế giới.
Tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước: Học viên được giáo dục về tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Lòng tự hào, tự tôn dân tộc: Học viên được nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức tự cường, ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh: Học viên được nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc khi có tình huống xảy ra.
Mục tiêu của giáo dục quốc phòng và an ninh là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 quy định về nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh cụ thể như sau:
[1] Tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
[2] Giáo dục quốc phòng và an ninh là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
[3] Kết hợp giáo dục quốc phòng và an ninh với giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến, giáo dục pháp luật và gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
[4] Giáo dục toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành.
[5] Chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh phải phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng kịp thời tình hình thực tế.
[6] Bảo đảm bí mật nhà nước, tính kế hoạch, kế thừa, phát triển, khoa học, hiện đại, dễ hiểu, thiết thực và hiệu quả.
Hiện nay có mấy loại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 được sửa đổi bởi Điều 21 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh cụ thể như sau:
Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
1. Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh là cơ sở giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, kỹ năng quân sự cho các đối tượng theo quy định của Luật này.
2. Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm:
a) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc nhà trường quân đội;
b) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc cơ sở giáo dục đại học.
3. Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, đáp ứng yêu cầu giáo dục quốc phòng và an ninh cho các đối tượng.
4. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống và quy định điều kiện thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, hiện nay 02 loại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, bao gồm:
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc nhà trường quân đội;
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc cơ sở giáo dục đại học.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?