Tội phạm tham nhũng được xem xét miễn hình phạt trong trường hợp nào?
Tội phạm tham nhũng được xem xét miễn hình phạt trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP quy định việc tội phạm tham nhũng được xem xét miễn hình phạt trong trường hợp sau đây:
Khi xem xét áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt miễn hình phạt theo quy định tại Điều 59 Bộ luật Hình sự 2015 đối với trường hợp người phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
[1] Người phạm tội không vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, mà chỉ vì muốn đổi mới, dám đột phá vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
[2] Người phạm tội là người có quan hệ lệ thuộc (như cấp dưới đối với cấp trên, người làm công hưởng lương, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên), không ý thức được đầy đủ hành vi phạm tội của mình, không vì động cơ vụ lợi.
Hoặc động cơ cá nhân khác, không được hưởng lợi; đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần có hiệu quả vào việc điều tra, xử lý tội phạm;
[3] Người phạm tội đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra;
[4] Người phạm tội sau khi bị phát hiện đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra.
Tội phạm tham nhũng được xem xét miễn hình phạt trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hình thức xử lý người có hành vi tham nhũng?
Theo Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định xử lý người có hành vi tham nhũng như sau:
Xử lý người có hành vi tham nhũng
1. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
2. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
...
Như vậy, theo quy định trên thì có 03 hình thức xử lý người có hành vi tham nhũng, bao gồm:
- Xử lý kỷ luật
- Xử phạt hành chính
- Truy cứu trách nhiệm hình sự
Lưu ý: Người có hành vi tham nhũng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
Cơ quan nào giám sát công tác phòng chống tham nhũng?
Theo quy định tại Điều 7 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định các cơ quan giám sát công tác phòng chống tham nhũng bao gồm:
[1] Đối với phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước: do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát.
[2] Đối với phòng chống tham nhũng khác:
- Do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thực hiện giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực phụ trách.
- Do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thực hiện giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực phụ trách; đồng thời giám việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
- Do Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực phụ trách.
- Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.
Đồng thời, tại Điều 4 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 cũng quy định đối với công tác phòng chống tham nhũng, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong khu vực nhà nước có trách nhiệm như sau:
[1] Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
[2] Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
[3] Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng.
[4] Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?