Hành vi nào của đảng viên được xem là hành vi tham nhũng?

Tôi có một thắc mắc mong muốn được giải đáp: Hành vi nào của đảng viên được xem là hành vi tham nhũng? Câu hỏi của chị Thúy (thành phố Đồng Hới - Quảng Bình)

Hành vi nào của đảng viên được xem là hành vi tham nhũng?

Đầu tiên, tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có định nghĩa về tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Đồng thời, tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định các hành vi sau đây của đảng viên được xem là hành vi tham nhũng:

[1] Đối với trường hợp đảng viên trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

[2] Đối với trường hợp đảng viên trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Hành vi nào của đảng viên được xem là hành vi tham nhũng?

Hành vi nào của đảng viên được xem là hành vi tham nhũng? (Hình từ Internet)

Đảng viên vi phạm quy định về phòng chống tham nhũng như thế nào thì bị cách chức?

Theo khoản 2 Điều 39 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định đảng viên vi phạm quy định về phòng chống tham nhũng sau đây thì bị cách chức (nếu có chức vụ):

[1] Tái phạm hoặc vi phạm lần đầu các trường hợp dưới đây mà gây hậu quả rất nghiêm trọng cụ thể:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân do mình trực tiếp quản lý trái quy định.

- Không chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập thuộc trách nhiệm được giao hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập, về giải trình biến động tài sản và nguồn gốc của tài sản tăng thêm.

- Buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách mà không chủ động xử lý.

- Tổ chức giao lưu, du lịch, tặng quà để lợi dụng, mua chuộc người có trách nhiệm ban hành quyết định không đúng quy định, nhằm trục lợi cho bản thân, gia đình mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp mà mình tham gia.

- Tổ chức giao lưu, liên hoan, gặp mặt để tặng, nhận quà với động cơ vụ lợi.

- Quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, cho chuyển công tác đối với nhân sự là đối tượng đang trong quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, xem xét xử lý kỷ luật, bị kiến nghị xử lý vi phạm theo kết luận kiểm tra, thanh tra, đang điều tra hoặc giải quyết tố cáo.

[2] Hoặc trường hợp vi phạm một trong các trường hợp dưới đây:

- Tạo điều kiện để vợ (chồng), bố, mẹ, con, con dâu, con rể, anh, chị, em ruột mình hoặc bên vợ (chồng) hoặc người khác thực hiện dự án, kinh doanh ngành nghề thuộc lĩnh vực, đơn vị do mình trực tiếp phụ trách, theo dõi trái quy định nhằm trục lợi.

- Dùng công quỹ của Nhà nước, tập thể hoặc tiền, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ để giao dịch, biếu xén, hối lộ hoặc sử dụng trái quy định.

- Biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng, tiêu cực.

- Khai không trung thực, hợp thức hoá hồ sơ để được giao đất không đúng đối tượng, tiêu chuẩn; thông đồng, khai khống, nâng giá đền bù không đúng với thực tế để chiếm đoạt tiền của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong đền bù giải phóng mặt bằng.

- Quyết định, phê duyệt hoặc tổ chức thực hiện dự án đầu tư xảy ra tham nhũng, lãng phí, thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước; đầu tư công tràn lan không hiệu quả; chi tiêu công quỹ trái quy định.

- Kê khai tài sản, giải trình biến động tài sản, nguồn gốc tài sản, thu nhập không trung thực.

- Để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng tại cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách.

- Tiết lộ thông tin, đe dọa, trả thù, trù dập người phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực.

- Lợi dụng việc phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về tham nhũng, tiêu cực để vu khống cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Nhờ người khác đứng tên hoặc đứng tên hộ người khác mua bất động sản, tài sản có giá trị nhằm trục lợi, che giấu kê khai tài sản, thu nhập.

- Chỉ đạo, ép buộc cấp dưới đầu tư xây dựng công trình giao thông, công trình công cộng gần nhà mình không đúng quy hoạch nhằm trục lợi.

Thời hiệu kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với đảng viên bao lâu?

Theo điểm b khoản 2 Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về thời hiệu kỷ luật như sau:

Thời hiệu kỷ luật
.....
b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Như vậy, đối với đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức cách chức thì sẽ có thời hiệu kỷ luật là 10 năm (120 tháng) theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Phòng chống tham nhũng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống tham nhũng
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp phải hoàn thành việc kê khai tài sản thu nhập trước ngày 31/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh sợ trách nhiệm trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực thuộc BYT thường có biểu hiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là gì theo Hướng dẫn 97-HD/BTGTW?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong công tác phòng chống tham nhũng, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ phê duyệt nội dung và ban hành kế hoạch xác minh hằng năm vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Chính trị quy định cấm bố trí người thân cùng làm lãnh đạo ở 13 ngành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những biểu hiện của hành vi tham nhũng vặt hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định 131: Xử lý hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng tiêu cực?
Hỏi đáp Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Hướng dẫn 25-HD/BCĐTW năm 2022: Biểu hiện rõ nét nhất của tiêu cực là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống tham nhũng
Nguyễn Trần Cao Kỵ
406 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào