Trường hợp vay tiền nhưng không có khoản nợ trung và dài hạn thì có được xem là giao dịch liên kết?
Trường hợp vay tiền nhưng không có khoản nợ trung và dài hạn thì có được xem là giao dịch liên kết?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về các bên có quan hệ liên kết như sau:
Các bên có quan hệ liên kết
.....
2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau:
....
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
.....
Mặt khác tại Công văn 915/TCT-TTKT năm 2022 hướng dẫn xác định giao dịch liên kết cụ thể như:
Căn cứ quy định về quan hệ liên kết tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
“d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;”
Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp không có các khoản nợ trung và dài hạn theo tiêu chí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP nêu trên thì không thuộc trường hợp áp dụng tại điểm này.
Thông qua các căn cứ trên, đối với hoạt động cho vay được xem là giao dịch liên kết khi khoản vốn vay của doanh nghiệp ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.
Chính vì vậy, trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đi vay không có các khoản nợ trung và dài hạn đáp ứng điều kiện trên thì không được xem là giao dịch liên kết.
Trường hợp vay tiền nhưng không có khoản nợ trung và dài hạn thì có được xem là giao dịch liên kết? (Hình từ Internet)
Chi phí nào của giao dịch liên kết không được trừ khi tính thuế TNDN?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, chi phí của giao dịch liên kết không được trừ khi tính thuế TNDN khi chi phí này không phù hợp bản chất giao dịch độc lập hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, bao gồm:
- Chi phí thanh toán cho bên liên kết không thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào liên quan đến ngành nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế; không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế.
- Chi phí thanh toán cho bên liên kết có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng quy mô tài sản, số lượng nhân viên và chức năng sản xuất, kinh doanh không tương xứng với giá trị giao dịch mà bên liên kết nhận được từ người nộp thuế.
- Chi phí thanh toán cho bên liên kết là đối tượng cư trú của một nước hoặc vùng lãnh thổ không thu thuế thu nhập doanh nghiệp, không góp phần tạo ra doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.
Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai giá giao dịch liên kết của người nộp thuế có gì?
Theo quy định khoản 1 Điều 17 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai giá giao dịch liên kết của người nộp thuế bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu thương mại là thông tin, số liệu tài chính, kinh tế được các tổ chức kinh doanh dữ liệu thu thập, tập hợp, chuẩn hóa, lưu trữ, cập nhật, cung cấp bằng các phần mềm hỗ trợ truy cập, quản lý với các công cụ, ứng dụng được lập trình sẵn, hỗ trợ tiện ích cho người sử dụng có thể tìm kiếm, truy cập và sử dụng dữ liệu tài chính, kinh tế của các doanh nghiệp trong và ngoài Việt Nam theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, theo khu vực địa lý hoặc các tiêu chí tìm kiếm theo yêu cầu khác phục vụ mục đích so sánh, xác định đối tượng tương đồng trong kê khai và quản lý giá giao dịch liên kết.
- Thông tin dữ liệu của các doanh nghiệp được công bố công khai trên thị trường chứng khoán.
- Thông tin, dữ liệu công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế.
- Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước công bố công khai hoặc các nguồn chính thức khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?