Người khai hải quan có được quyền yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra?
Người khai hải quan có được quyền yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra?
Căn cứ quy định Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
1. Người khai hải quan có quyền:
a) Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;
b) Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan;
c) Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác;
d) Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan;
đ) Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, thực hiện các thủ tục có liên quan với các cơ quan khác theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan;
g) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
.....
Theo quy định về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan thì người khai hải quan được quyền yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan.
Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan được thực hiện đối với các trường hợp nào?
Căn cứ quy định Điều 98 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan như sau:
Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan được thực hiện đối với các trường hợp quy định tại Điều 78 Luật Hải quan, trừ các hồ sơ hải quan đã được kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 97 Nghị định này.
....
Căn cứ quy định Điều 78 Luật Hải quan 2014 quy định về các trường hợp kiểm tra sau thông quan như sau:
Các trường hợp kiểm tra sau thông quan
1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
3. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
Như vậy, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan được thực hiện đối với các trường hợp sau đây:
- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
- Đối với các trường hợp không thuộc trường hợp nêu trên thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
Lưu ý: Việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan không áp dụng đối với các hồ sơ hải quan đã được kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Người khai hải quan có được quyền yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 23 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Hướng dẫn thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp được đề nghị trợ giúp.
2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3. Tuân thủ quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
4. Lưu trữ hồ sơ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
5. Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc kiểm tra xác minh, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
6. Đăng ký, cập nhật mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hướng dẫn của Bộ Công Thương để thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan hải quan của nước nhập khẩu và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
7. Gửi báo cáo tình hình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và số liệu cấp các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở dạng văn bản hoặc dạng điện tử theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
8. Trả lời, giải đáp thắc mắc của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Như vậy, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm có:
- Hướng dẫn thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp được đề nghị trợ giúp.
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Tuân thủ quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Lưu trữ hồ sơ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp theo quy định.
- Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc kiểm tra xác minh, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
- Đăng ký, cập nhật mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hướng dẫn của Bộ Công Thương để thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan hải quan của nước nhập khẩu và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Gửi báo cáo tình hình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và số liệu cấp các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở dạng văn bản hoặc dạng điện tử theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
- Trả lời, giải đáp thắc mắc của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.