Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bị sai sót gồm có những gì?
- Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bị sai sót gồm có những gì?
- Có được khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi cơ quan thuế đã công bố quyết định thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế không?
- Khi nào người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế?
- Người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế do ai quy định?
Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bị sai sót gồm có những gì?
Tại khoản 4 Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bị sai sót gồm có:
- Tờ khai bổ sung;
Xem chi tiết mẫu tờ khai bổ sung hồ sơ khai thuê Mẫu 01/KHBS tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC
- Bản giải trình khai bổ sung
Xem chi tiết mẫu bản giải trình khai bổ sung Mẫu 01-1/KHBS quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC tại đây.
- Các tài liệu có liên quan.
Có được khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi cơ quan thuế đã công bố quyết định thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế không?
Tại khoản 2 Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:
Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
2. Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này.
....
Như vậy, người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế nhưng sẽ bị cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bị sai sót gồm có những gì? (Hình từ Internet)
Khi nào người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế?
Tại Điều 46 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định gia hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; 60 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.
3. Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Như vậy, người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trong trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
Lưu ý: Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế sẽ không quá 30 ngày đối với hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và không quá 60 ngày đối với hồ sơ khai quyết toán thuế kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.
Người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế do ai quy định?
Tại Điều 45 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế như sau:
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của cơ chế đó.
3. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.
4. Chính phủ quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh;
c) Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất; cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản;
d) Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
đ) Người nộp thuế thực hiện khai thuế thông qua giao dịch điện tử và các trường hợp cần thiết khác.
Như vậy, người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế sẽ do Chính phủ quy định.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau:
- Khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP tại nơi có dự án đầu tư.
- Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
- Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện.
- Khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi sản xuất, gia công hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc nơi cung ứng dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán).
Trường hợp người nộp thuế trực tiếp nhập khẩu hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đó bán trong nước thì người nộp thuế phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi người nộp thuế có trụ sở chính.
- Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường của hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
- Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh than (gồm cả trường hợp tiêu dùng nội bộ), trừ thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
- Khai thuế tài nguyên (trừ thuế tài nguyên đối với hoạt động sản xuất thủy điện trong trường hợp lòng hồ thủy điện của nhà máy thủy điện nằm chung trên các địa bàn cấp tỉnh; hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô; hoạt động khai thác, xuất bán khí thiên nhiên và thuế tài nguyên của tổ chức được giao bán tài nguyên bị bắt giữ, tịch thu; khai thác tài nguyên không thường xuyên đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc không thuộc trường hợp phải cấp phép theo quy định của pháp luật).
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Khai phí bảo vệ môi trường tại nơi khai thác khoáng sản (trừ dầu thô, khí thiên nhiên và khí than; tổ chức thu mua gom khoáng sản từ người khai thác nhỏ lẻ).
- Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?