Bán phá giá là gì? Bán phá giá có bị phạt không?
Bán phá giá là gì?
Bán phá giá là hành vi bán hàng hóa hoặc dịch vụ ở mức giá thấp hơn giá thông thường của nó, nhằm giành thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Bán phá giá có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, cụ thể là:
- Loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trong nước, dẫn đến độc quyền thị trường.
- Giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Gây thiệt hại cho người tiêu dùng, do phải mua hàng hóa với giá cao hơn giá thị trường.
Để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới đều có quy định về biện pháp chống bán phá giá.
Bán phá giá là gì? Bán phá giá có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Bán phá giá có bị phạt không?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ:
Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
1. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Ngoài ra, tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh:
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
...
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
...
Theo đó, tổ chức có hành vi bán phá giá nhằm loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó thì bị phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
Đối với hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì mức phạt tiền gấp hai lần tương đương từ 1.600.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng.
Ngoài ra, tổ chức có hành vi bán phá giá thì bị tịch thu tang vật, phương tiện và tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi bán phá giá.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
Các biện pháp nào nhằm chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam?
Căn cứ Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định biện pháp chống bán phá giá:
Biện pháp chống bán phá giá
1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;
b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Theo đó, nhằm chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì áp dụng các biện pháp sau:
- Áp dụng thuế chống bán phá giá;
- Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?