Chức danh nghề nghiệp là gì? Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức phải đảm bảo những nội dung gì?
Chức danh nghề nghiệp là gì?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Viên chức 2010 quy định về chức danh nghề nghiệp cụ thể như sau:
Chức danh nghề nghiệp
1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.
Theo đó, có thể hiểu chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
Chức danh nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Là căn cứ để xác định các yêu cầu về trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, kỹ năng nghề nghiệp,... đối với vị trí tuyển dụng.
Chức danh nghề nghiệp cũng là căn cứ để phân loại, xếp lương, đánh giá hiệu quả công tác của viên chức.
Chức danh nghề nghiệp là gì? Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức phải đảm bảo những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức phải đảm bảo những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về chức danh nghề nghiệp viên chức cụ thể như sau:
Chức danh nghề nghiệp viên chức
1. Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các nội dung sau:
a) Tên của chức danh nghề nghiệp;
b) Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
c) Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Chức danh nghề nghiệp hạng III;
d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.
Như vậy, theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức phải đảm bảo những nội dung sau đây:
- Tên của chức danh nghề nghiệp;
- Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về việc thay đổi chức danh nghề nghiệp cụ thể như sau:
Thay đổi chức danh nghề nghiệp
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
2. Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
3. Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Theo đó, việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong trường hợp sau đây:
- Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
- Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
- Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được quy định như thế nào?
Theo Điều 30 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp đối với viên chức cụ thể như sau:
[1] Việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp được thực hiện khi viên chức thay đổi vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới.
[2] Viên chức được xét chuyển chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được chuyển.
[3] Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp theo thẩm quyền phân cấp.
[4] Khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp không kết hợp nâng bậc lương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chức danh nghề nghiệp viên chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?
- Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 8 cấp huyện có đáp án 2024 - 2025?
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Chính thức chốt mức lương cơ sở cán bộ công chức viên chức năm 2025 chưa?