Chức danh chuyên môn là gì? Có bao nhiêu loại chức danh chuyên môn?
Chức danh chuyên môn là gì? Có bao nhiêu loại chức danh chuyên môn?
Chức danh chuyên môn là tên gọi để chỉ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một người trong lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Được căn cứ vào các tiêu chí về trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, kỹ năng nghề nghiệp,...
Chức danh chuyên môn có vai trò quan trọng trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Là căn cứ để xác định các yêu cầu về trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, kỹ năng nghề nghiệp,... đối với vị trí tuyển dụng.
Chức danh chuyên môn cũng là căn cứ để phân loại, xếp lương, đánh giá hiệu quả công tác của viên chức.
Các loại chức danh chuyên môn phổ biến bao gồm:
Chức danh chuyên môn nghiệp vụ: Là chức danh chuyên môn dành cho những người làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực như: giáo dục, y tế, kỹ thuật,...
Chức danh chuyên môn quản lý: Là chức danh chuyên môn dành cho những người làm công tác quản lý trong các lĩnh vực như: hành chính, kinh tế, tài chính,...
Chức danh chuyên môn đặc thù: Là chức danh chuyên môn dành cho những người làm công tác trong các lĩnh vực đặc thù, như: nghiên cứu khoa học, nghệ thuật,...
Tùy theo lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể mà các tiêu chí để xác định chức danh chuyên môn có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, các tiêu chí này đều nhằm đánh giá trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Chức danh chuyên môn là gì? Có bao nhiêu loại chức danh chuyên môn? (Hình từ Internet)
Ai là người được giữ chức danh quản lý doanh nghiệp Nhà nước?
Theo Điều 2 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước).
4. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên;
b) Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên);
c) Thành viên Hội đồng thành viên;
d) Tổng giám đốc;
đ) Giám đốc;
e) Phó tổng giám đốc;
g) Phó giám đốc;
h) Kế toán trưởng.
5. Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên).
...
Như vậy, người được giữ chức danh quản lý doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên;
- Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên);
- Thành viên Hội đồng thành viên;
- Tổng giám đốc;
- Giám đốc;
- Phó tổng giám đốc;
- Phó giám đốc;
- Kế toán trưởng.
Chức danh không phải kê khai tài sản hằng năm là những chức danh nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập như sau:
Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập
....
3. Kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
b) Người không thuộc quy định tại điểm a khoản này làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
Theo đó, chức danh không phải kê khai tài sản hằng năm là những chức danh không thuộc các trường hợp dưới đây:
[1] Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên.
[2] Người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác cụ thể:
- Các ngạch công chức và chức danh sau đây:
+ Chấp hành viên.
+ Điều tra viên.
+ Kế toán viên.
+ Kiểm lâm viên.
+ Kiểm sát viên.
+ Kiểm soát viên ngân hàng.
+ Kiểm soát viên thị trường.
+ Kiểm toán viên.
+ Kiểm tra viên của Đảng.
+ Kiểm tra viên hải quan.
+ Kiểm tra viên thuế.
+ Thanh tra viên.
+ Thẩm phán.
- Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục 3 được ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP.
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030?
- 02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Nghị quyết 18-NQ/TW 2017 pdf tải về? Nghị quyết 18-NQ/TW đã đề ra các mục tiêu gì?
- Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những giấy tờ gì?