Tổ chức cơ sở Đoàn có bao nhiêu quyền? Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi: Tổ chức cơ sở Đoàn có bao nhiêu quyền? Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn được quy định như thế nào? Câu hỏi của chị Xuân Trúc (tỉnh Quảng Bình)

Tổ chức cơ sở Đoàn có bao nhiêu quyền?

Căn cứ theo Điều 19 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quy định tổ chức cơ sở Đoàn có 03 quyền cụ thể như sau:

[1] Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn;

Giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp;

Giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội.

[2] Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ;

Phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác thanh niên.

[3] Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn;

Được sử dụng con dấu hợp pháp.

Tổ chức cơ sở Đoàn có bao nhiêu quyền? Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn được quy định như thế nào?

Tổ chức cơ sở Đoàn có bao nhiêu quyền? Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn được quy định như thế nào?

Theo Điều 18 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quy định tổ chức cơ sở Đoàn có nhiệm vụ như sau:

Tổ chức cơ sở Đoàn có nhiệm vụ:
1. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.
2. Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.
3. Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.

Theo đó, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn được quy định, bao gồm:

- Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.

- Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.

- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.

Những đơn vị nào thuộc tổ chức cơ sở Đoàn?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được hướng dẫn bởi Mục 11 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định những đơn vị thuộc tổ chức cơ sở Đoàn, bao gồm:

[1] Chi đoàn:

- Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi.

+ Chi đoàn sinh hoạt định kỳ 01 tháng 01 lần.

+ Chi đoàn trên địa bàn dân cư ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, ở các đơn vị mà đoàn viên phân tán trên địa bàn rộng hoặc thường xuyên đi công tác khỏi địa bàn, cơ quan được đoàn cấp trên xác nhận thì 03 tháng sinh hoạt ít nhất 01 lần.

- Các loại hình chi đoàn có tính chất đặc thù

+ Chi đoàn được thành lập trong các đội hình thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ, các đơn vị, tổ, đội, nhóm công tác, hợp tác xã v.v… có thời gian từ 6 tháng trở lên có thể trực thuộc đoàn cấp trên trực tiếp nơi lập ra chi đoàn đó hoặc trực thuộc đoàn cơ sở nơi các chi đoàn đó hoạt động.

+ Trong các khu tập thể, khu nhà trọ của công nhân, khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy, xí nghiệp v.v… chưa có tổ chức Đoàn thì đoàn xã, phường, thị trấn nơi đó tiến hành thành lập các chi đoàn trực thuộc. Các chi đoàn này sẽ là hạt nhân để tiến tới thành lập tổ chức Đoàn trong các doanh nghiệp.

+ Việc thành lập chi đoàn ở những nơi đào tạo theo tín chỉ do ban chấp hành đoàn trường căn cứ điều kiện cụ thể quyết định cho phù hợp trên cơ sở Hướng dẫn của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

+ Đối với những đơn vị có liên kết đào tạo, đoàn viên sinh hoạt và chịu sự quản lý của chi đoàn, đoàn trường nơi đoàn viên học tập.

- Chi đoàn tạm thời

+ Trong các đội hình thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ, các đơn vị, tổ, đội, nhóm công tác v.v… có thời gian từ 01 tháng đến dưới 06 tháng và có từ 03 đoàn viên trở lên chuyển đến sinh hoạt và lao động, công tác ở cùng một địa bàn thì đoàn cấp trên trực tiếp nơi lập ra các đội hình trên có thể ra quyết định thành lập chi đoàn sinh hoạt tạm thời, chỉ định ban chấp hành lâm thời, bí thư của chi đoàn đó và bàn giao cho nơi nhận.

+ Chi đoàn tạm thời có nhiệm vụ tổ chức hoạt động thực hiện nghị quyết của đoàn cấp trên nơi đang sinh hoạt, lao động, công tác, quản lý đoàn viên, thu nộp đoàn phí và giữ mối liên hệ với cấp bộ đoàn nơi thành lập.

+ Đoàn viên trong chi đoàn tạm thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như đoàn viên chuyển sinh hoạt tạm thời.

- Ban thường vụ đoàn cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn về tổ chức, hoạt động và sinh hoạt chi đoàn;

Tổ chức nghiên cứu, xây dựng mô hình để phát triển các loại hình chi đoàn có tính chất đặc thù;

Hướng dẫn hoạt động cho chi đoàn tạm thời phù hợp điều kiện, đặc điểm của địa phương và đảm bảo đúng nguyên tắc của Điều lệ Đoàn.

- Phân đoàn

+ Phân đoàn là đơn vị thành lập trên cơ sở các đoàn viên sinh hoạt trong cùng một chi đoàn có điều kiện công tác, lao động và học tập tương đối đặc thù, hoặc có khoảng cách về địa lý, khó khăn trong việc tham gia sinh hoạt, hoạt động chung của chi đoàn mà không có điều kiện tách ra thành một chi đoàn độc lập.

+ Nhiệm vụ của phân đoàn: là đơn vị đoàn kết, tập hợp đoàn viên thanh niên, tổ chức cho đoàn viên tham gia sinh hoạt và các hoạt động của Đoàn theo nghị quyết của chi đoàn;

+ Đánh giá, xếp loại đoàn viên hàng năm và báo cáo kết quả với ban chấp hành chi đoàn để tiến hành quy trình nhận xét, đánh giá đoàn viên của chi đoàn; được đề nghị ban chấp hành chi đoàn xem xét giới thiệu thanh niên để đoàn cơ sở xét kết nạp vào Đoàn;

+ Được thực hiện các nhiệm vụ do ban chấp hành chi đoàn trực tiếp ủy quyền.

+ Quy trình, thủ tục thành lập phân đoàn: căn cứ vào điều kiện học tập, lao động, công tác, ban chấp hành chi đoàn thảo luận, thống nhất thành lập phân đoàn và phân công đoàn viên làm phân đoàn trưởng.

+ Chế độ sinh hoạt, hoạt động của phân đoàn do ban chấp hành chi đoàn quy định nhưng phải đảm bảo các quy định của Điều lệ Đoàn.

[2] Đoàn cơ sở:

- Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ 02 chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập đoàn cơ sở.

+ Đối với xã, phường, thị trấn có từ 02 chi đoàn trở lên nhưng không đủ 30 đoàn viên vẫn thành lập đoàn cơ sở.

+ Ở những đơn vị đặc thù, đoàn cơ sở có thể đề nghị thành lập đoàn bộ phận (đối với những đơn vị có cấp ủy tương ứng về cấp) và đề nghị đoàn cấp trên trực tiếp công nhận. Đoàn bộ phận có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của đoàn cơ sở. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, con dấu và nhiệm kỳ của đoàn bộ phận áp dụng như đoàn cơ sở.

- Những chi đoàn có tính chất đặc thù về nhiệm vụ chính trị, về địa giới hành chính hoặc đối tượng, được sự thống nhất của cấp ủy đảng cùng cấp (nếu có) thì thành lập chi đoàn cơ sở và do ban thường vụ đoàn cấp huyện, cấp tỉnh hoặc tương đương quyết định.

Chi đoàn cơ sở được sử dụng con dấu theo quy định và có nhiệm vụ, quyền hạn như đoàn cơ sở.

Trân trọng!

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn quanlydoanvien doanthanhnien vn đăng ký Đoàn thanh niên?
Hỏi đáp Pháp luật
Tác giả của bài Đoàn ca là ai? Lời bài hát Đoàn ca (Thanh niên làm theo lời Bác) là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đoàn viên đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên gọi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo tổng kết chi đoàn mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn trở thành Bí thư Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cần đáp ứng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn trở thành cán bộ Đoàn Thanh niên trong trường học theo Quyết định 289?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gồm những ai?
Hỏi đáp pháp luật
Học sinh học lớp mấy thì có thể được kết nạp vào đoàn thanh niên?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời ngỏ báo tường theo chủ đề 26 tháng 3 năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Nguyễn Trần Cao Kỵ
2,167 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào