Khu công nghiệp và cụm công nghiệp khác nhau như thế nào?
Khu công nghiệp là gì? Cụm công nghiệp là gì?
[1] Khu công nghiệp:
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
...
Theo đó, khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
[2] Cụm công nghiệp:
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 68/2017/NĐ-CP quy định về cụm công nghiệp như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha.
...
Theo đó, cụm công nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh
Cụm công nghiệp bị giới hạn về diện tích (từ 10 ha đến 75 ha), riêng cụm công nghiệp ở các tỉnh miền núi hay cụm công nghiệp làng nghề là từ 05 ha đến 75 ha
Khu công nghiệp và cụm công nghiệp khác nhau như thế nào? (hình từ Internet)
Khu công nghiệp và cụm công nghiệp khác nhau như thế nào?
Sau đây là bảng so sánh cơ bản giữa cụm công nghiệp và khu công nghiệp:
Tiêu chí | Cụm công nghiệp | Khu công nghiệp |
Khái niệm | Là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh | Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp |
Diện tích | Diện tích tối đa là 75 ha Diện tích tối thiểu là 10 ha Với cụm công nghiệp thuộc các huyện miền núi hay cụm công nghiệp làng nghề thì diện tích tối thiểu không dưới 5 ha và tối đa là 75 ha | Không có quy định cụ thể về diện tích tối đa hay tối thiểu của khu công nghiệp Các khu công nghiệp có thể được mở rộng khi đáp ứng các yêu cầu về quy hoạch phát triển đã được phê duyệt. |
Doanh nghiệp hoạt động | Tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu. Chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản | Chủ yếu là các doanh nghiệp lớn nhằm phục vụ sản xuất công nghiệp |
Điều kiện thành lập | Quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp phải được nhà nước phê duyệt; Có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng; Có khả năng lấp đầy 30% doanh nghiệp sau 1 năm thành lập | Quy hoạch xây dựng KCN được Chính phủ phê quyệt; có hệ thống cơ chế, chính sách toàn diện; có cơ sở hạ tầng đồng bộ |
Đối với doanh nghiệp chế xuất | Không được phép hoạt động bên trong cụm công nghiệp | Doanh nghiệp chế xuất được phép thành lập và hoạt động bên trong khu công nghiệp |
Hồ sơ đề nghị thành lập cụm công nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 68/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị thành lập cụm công nghiệp như sau:
[1] Tờ trình đề nghị thành lập của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
[2] Văn bản của doanh nghiệp, hợp tác xã đề nghị làm chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc văn bản của đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp kèm theo Báo cáo đầu tư thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp;
[3] Bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu minh chứng tư cách pháp lý;
[4] Bản sao một trong các tài liệu sau:
- Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của chủ đầu tư;
- Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
- Bảo lãnh về năng lực tài chính của chủ đầu tư;
- Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của chủ đầu tư;
[5] Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khu công nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?