Tiền số là gì? Phân biệt giữa tiền số và tiền điện tử khác như thế nào?
Tiền số là gì? Phân biệt giữa tiền số và tiền điện tử khác như thế nào?
Tiền số là (digital currency) là một loại tiền tệ được lưu trữ và sử dụng dưới dạng kỹ thuật số. Tiền số có thể được phát hành bởi các tổ chức chính phủ, ngân hàng hoặc các tổ chức tư nhân.
Phân biệt giữa tiền số và tiền điện tử như sau:
Tiền số | Tiền điện tử | |
Khái niệm | Tiền tệ được lưu trữ và sử dụng dưới dạng kỹ thuật số | Tiền tệ được sử dụng thông qua công nghệ blockchain |
Phát hành | Có thể được phát hành bởi các tổ chức chính phủ, ngân hàng hoặc các tổ chức tư nhân | Chỉ được phát hành bởi các tổ chức tư nhân |
Công nghệ | Không sử dụng công nghệ blockchain | Sử dụng công nghệ blockchain |
Đặc điểm | Có thể có hoặc không có tính chất tiền tệ, có thể được sử dụng để thanh toán hoặc đầu tư | Có tính chất tiền tệ, được sử dụng để thanh toán và đầu tư |
Ví dụ | Tiền pháp định dạng số: tiền mặt được mã hóa, lưu trữ trong ATM, thẻ phi vật lý, tài khoản ngân hàng, ví điện tử,... Các tiền khác do tổ chức tư nhân phát hành. | Tiền tệ do các tổ chức tư nhân phát hành: Bitcoin, Ethereum, Tether,... |
Lưu ý: So sánh trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Tiền số là gì? Phân biệt giữa tiền số và tiền điện tử khác như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiền điện tử có phải là phương tiện thanh toán hợp pháp hay không?
Căn cứ theo Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 có hướng dẫn như sau:
Căn cứ theo Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 hướng dẫn như sau:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận được Công văn 7061/ĐMDN ngày 06/07/2017 của Văn phòng Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, xử lý và trả lời ông Vũ Thái Hà về kiến nghị liên quan đến việc thiết kế trung tâm máy tính đào Bitcoin, Litecoin và các loại tiền ảo. Sau khi nghiên cứu, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có một số ý kiến như sau:
- Khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định: “Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- Khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về việc thanh toánkhông dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định: “6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này.”
- Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về các hành vi bị cấm: “6. Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp”.
Căn cứ quy định nêu trên, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.
Thông qua hướng dẫn của Công văn trên, tiền điện tử hay còn gọi là tiền ảo Bitcoin, Litecoin hiện nay không phải là tiền tệ cũng không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, hoạt động phát hành hành cung ứng tiền điện tử làm phương tiện thanh toán chính là hành vi bị cấm.
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về tiền điện tử năm 2023?
Căn cứ theo Tiểu mục 6 Mục 2 Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023, nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xá hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.
Một trong những nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch này là tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng số. Tập trung bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên. Trong đó:
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về hạ tầng thương mại điện tử; cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; cơ chế quản lý tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Hướng dẫn triển khai Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong giai đoạn 2021 - 2025.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 13 1 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương? Ngày 13 1 2025 âm lịch là thứ mấy?
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?