Thành viên hợp tác xã có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã không?
Thành viên hợp tác xã có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 73 Luật Hợp tác xã 2023 (có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024) quy định về tài sản góp vốn như sau:
Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác, quyền khác định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng quyền tài sản hợp pháp, quyền khác quy định tại khoản 1 Điều này có quyền góp vốn theo quy định của pháp luật.
3. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải, tài sản khác thì cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn góp vốn bằng tài sản đó hoặc thỏa thuận cho phép hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng quyền khác đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự.
4. Thành viên có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trong trường hợp này, tài sản đó không phải là tài sản góp vốn và không phải chuyển quyền sở hữu cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo đó, thành viên hợp tác xã có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết với hợp tác xã.
Trong trường hợp này, tài sản đó không phải là tài sản góp vốn và không phải chuyển quyền sở hữu cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Thành viên hợp tác xã có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã không? (Hình từ Internet)
Thời hạn góp vốn điều lệ của thành viên hợp tác xã tối thiểu là bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 74 Luật Hợp tác xã 2023 (có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024) quy định góp vốn điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Góp vốn điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Phần vốn góp của thành viên chính thức được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của Luật này và Điều lệ về vốn góp tối thiểu và vốn góp tối đa. Vốn góp tối đa không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã và không quá 40% vốn điều lệ đối với liên hiệp hợp tác xã.
2. Tổng phần vốn góp của tất cả thành viên liên kết góp vốn được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của Điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã và không quá 40% vốn điều lệ đối với liên hiệp hợp tác xã.
3. Tổng phần vốn góp của tất cả thành viên là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ của thành viên theo quy định của Điều lệ nhưng thời hạn phải góp đủ vốn chậm nhất là 06 tháng kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc kể từ ngày được kết nạp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản (nếu có). Trong thời hạn này, thành viên có các quyền, nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.
...
Như vậy, thời hạn góp vốn điều lệ của thành viên hợp tác xã theo quy định của Điều lệ nhưng thời hạn phải góp đủ vốn chậm nhất là 06 tháng kể từ ngày hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc kể từ ngày được kết nạp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản (nếu có).
Thành viên hợp tác xã bị khai trừ thì có được nhận lại phần vốn góp của mình không?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 31 Luật Hợp tác xã 2023 (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định về quyền của thành viên hợp tác xã như sau:
Quyền của thành viên hợp tác xã
1. Thành viên chính thức có quyền sau đây:
a) Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ, việc làm;
b) Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và Điều lệ;
c) Được hưởng phúc lợi của hợp tác xã;
d) Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự Đại hội thành viên;
đ) Được biểu quyết nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên;
e) Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu;
g) Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã;
h) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập Đại hội thành viên bất thường;
i) Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã;
k) Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ;
l) Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật này và Điều lệ;
m) Được nhận phần giá trị tài sản còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ;
n) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
o) Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
...
Như vậy, thành viên chính thức của hợp tác xã khi bị khai trừ vẫn được nhận lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của pháp luật và Điều lệ của hợp tác xã.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?