Axit xitric được sử dụng làm phụ gia thực phẩm có thể được sản xuất từ các nguồn nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5516:2010?

Cho tôi hỏi: Axit xitric được sử dụng làm phụ gia thực phẩm có thể được sản xuất từ các nguồn nào? Câu hỏi từ chị Thanh - Bình Dương

Axit xitric được sử dụng làm phụ gia thực phẩm có thể được sản xuất từ các nguồn nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5516:2010?

Tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5516:2010 quy định như sau:

3. Mô tả
3.1. Axit xitric có thể được sản xuất từ các nguồn như nước chanh hoặc nước dứa hay lên men từ dung dịch cacbonhydrat hoặc các môi trường thích hợp sử dụng vi khuẩn Candida spp. hoặc các chủng Aspegillus niger không sinh độc.
...

Như vậy, Axit xitric có thể được sản xuất từ các nguồn như nước chanh hoặc nước dứa hay lên men từ dung dịch cacbonhydrat hoặc các môi trường thích hợp sử dụng vi khuẩn Candida spp. hoặc các chủng Aspegillus niger không sinh độc.

Đồng thời, Axit xitric được sử dụng làm phụ gia thực phẩm còn bao gồm các thành tố như sau:

(1) Tên hoá học

Axit 2-hydroxy-1,2,3-propantricacboxylic.

(2) Kí hiệu

Số INS : 330

(3) Số C.A.S

Dạng khan : 77-92-9

Dạng ngậm một phân tử nước : 5949-29-1

(4) Công thức hoá học

Dạng khan : C6H8O7

Dạng ngậm một phân tử nước : C6H8O7.H2O

(5) Công thức cấu tạo

(6) Khối lượng phân tử

Dạng khan : 192,13

Dạng ngậm một phân tử nước : 210,14

(7) Chức năng sử dụng

Chất điều chỉnh độ axit, chất tạo phức kim loại, chất chống oxi hóa, chất tạo hương.

Axit xitric được sử dụng làm phụ gia thực phẩm có thể được sản xuất từ các nguồn nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5516:2010?

Axit xitric được sử dụng làm phụ gia thực phẩm có thể được sản xuất từ các nguồn nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5516:2010? (Hình từ Internet)

Các yêu cầu khi sử dụng Axit xitric làm phụ gia thực phẩm được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5516:2010?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5516:2010 quy định các yêu cầu bao gồm:

(1) Ngoại quan

Tinh thể rắn màu trắng hoặc không màu, không mùi. Dạng ngậm một phân tử nước có thể thăng hoa trong không khí khô.

(2) Hàm lượng hoạt chất

Không nhỏ hơn 99,5 % và không lớn hơn 100,5 % tính theo dạng khan.

(3) Các chỉ tiêu lí - hóa

Các chi tiêu lí - hóa của axit xitric theo quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Chỉ tiêu lí - hóa của axit xitric

Phương pháp thử Axit xitric được sử dụng làm phụ gia thực phẩm được xác định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5516:2010?

Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5516:2010 quy định cphương pháp thử như sau:

5. Phương pháp thử
5.1. Xác định hàm lượng axit xitric (C6H8O7)
Cân 2,5 g mẫu thử, chính xác đến 1 mg, cho vào bình đã biết trước khối lượng. Hòa tan phần mẫu thử trong 40 ml nước và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxit 1 N, dùng dung dịch phenolphtalein làm chất chỉ thị.
Mỗi mililit dung dịch natri hydroxit 1 N tiêu tốn tương đương với 64,04 mg C6H8O7.
5.2. Xác định độ hòa tan, theo TCVN 6469:2010.
5.3. Xác định xitrat, theo TCVN 6534:2010.
5.4. Xác định hàm lượng nước, theo TCVN 6468 (phương pháp chuẩn độ Karl Fischer).
5.5. Xác định tro sulfat, theo TCVN 6468.
5.6. Xác định hàm lượng oxalat
Sử dụng 1,0 g mẫu thử và tiến hành thử theo JECFA 2006, Combined Compendium of Food Additive Specifications, Volume 4, Section on Organic components (Tuyển tập quy định kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm, Tập 4, Phần Phép thử đối với các hợp chất hữu cơ). Đo độ hấp thụ tại bước sóng 520 nm trong cuvet 10 mm. Dung dịch thử phải có độ hấp thụ nhỏ hơn 0,023 đơn vị.
5.7. Xác định hàm lượng sulfat
Sử dụng 20 g mẫu thử và 6,0 ml dung dịch axit sulfuric 0,01 N. Tiến hành thử theo TCVN 6468.
5.8. Xác định các chất dễ cacbon hoá
Đun nóng 1,0 g mẫu cùng với 10 ml axit sulfuric 98 % trong nồi cách thuỷ ở 90 °C ± 1 °C trong 60 min. Màu của dung dịch không được đậm hơn màu của dung dịch đối chứng MatchingFluid K (25°) (không lớn hơn 0,5 đơn vị hấp thụ ở bước sóng 470 nm), sử dụng cuvet 10 mm.
5.9. Xác định hàm lượng chì, theo TCVN 6468 (phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử).

Như vậy, phương pháp thử Axit xitric được sử dụng làm phụ gia thực phẩm được xác định bởi 9 yếu tố bao gồm:

(1) Xác định hàm lượng axit xitric (C6H8O7)

Cân 2,5 g mẫu thử, chính xác đến 1 mg, cho vào bình đã biết trước khối lượng. Hòa tan phần mẫu thử trong 40 ml nước và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxit 1 N, dùng dung dịch phenolphtalein làm chất chỉ thị.

Mỗi mililit dung dịch natri hydroxit 1 N tiêu tốn tương đương với 64,04 mg C6H8O7.

(2) Xác định độ hòa tan, theo TCVN 6469:2010.

(3) Xác định xitrat, theo TCVN 6534:2010.

(4) Xác định hàm lượng nước, theo TCVN 6468:1998 (phương pháp chuẩn độ Karl Fischer).

(5) Xác định tro sulfat, theo TCVN 6468:1998.

(6) Xác định hàm lượng oxalat

Sử dụng 1,0 g mẫu thử và tiến hành thử theo JECFA 2006, Combined Compendium of Food Additive Specifications, Volume 4, Section on Organic components (Tuyển tập quy định kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm, Tập 4, Phần Phép thử đối với các hợp chất hữu cơ). Đo độ hấp thụ tại bước sóng 520 nm trong cuvet 10 mm. Dung dịch thử phải có độ hấp thụ nhỏ hơn 0,023 đơn vị.

(7) Xác định hàm lượng sulfat

Sử dụng 20 g mẫu thử và 6,0 ml dung dịch axit sulfuric 0,01 N. Tiến hành thử theo TCVN 6468:1998.

(8) Xác định các chất dễ cacbon hoá

Đun nóng 1,0 g mẫu cùng với 10 ml axit sulfuric 98 % trong nồi cách thuỷ ở 90 °C ± 1 °C trong 60 min. Màu của dung dịch không được đậm hơn màu của dung dịch đối chứng MatchingFluid K (25°) (không lớn hơn 0,5 đơn vị hấp thụ ở bước sóng 470 nm), sử dụng cuvet 10 mm.

(9) Xác định hàm lượng chì, theo TCVN 6468:1998 (phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử).

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Nguyễn Thị Hiền
478 lượt xem
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Lò đốt chất thải rắn y tế phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7380:2004?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống LPG theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phần chính có trong khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) dùng cho xe cơ giới theo TCVN 7466:2005?
Hỏi đáp Pháp luật
Nước thải - Phương pháp xác định màu và mùi theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4558:1988?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc vệ sinh và xử lý cá hồi đóng hộp phải đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 6386:2003?
Hỏi đáp Pháp luật
Mực tươi đông lạnh ăn liền phải đảm bảo các yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8335:2010?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức thực hiện công tác thí nghiệm mô hình thủy lực công trình như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8214:2009?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thu hoạch và đưa xoài vào bảo quản theo TCVN 5008:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7648:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
07 yếu tố chọn bình chứa mẫu nước thải sinh hoạt theo TCVN 5999:1995?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiêu chuẩn Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào