Căn cứ để mở niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước gồm những gì?
- Tài liệu của đơn vị được kiểm toán bị niêm phong trong các trường hợp nào?
- Căn cứ để mở niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước gồm những gì?
- Các trường hợp nào áp dụng biện pháp kiểm tra tài khoản đối với đơn vị được kiểm toán?
Tài liệu của đơn vị được kiểm toán bị niêm phong trong các trường hợp nào?
Căn cứ quy định Điều 6 Quy định niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN quy định về các trường hợp niêm phong tài liệu như sau:
Các trường hợp niêm phong tài liệu
Tài liệu của đơn vị được kiểm toán bị niêm phong trong các trường hợp sau:
1. Khi xét thấy có hành vi vi phạm pháp luật và cần bảo đảm nguyên trạng tài liệu kiểm toán.
2. Khi cần thiết phải ngăn chặn kịp thời các hành vi sửa đổi, chuyển dời, cất giấu, huỷ hoại tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán của đơn vị được kiểm toán.
Như vậy, tài liệu của đơn vị được kiểm toán bị niêm phong trong các trường hợp sau:
- Khi xét thấy có hành vi vi phạm pháp luật và cần bảo đảm nguyên trạng tài liệu kiểm toán.
- Khi cần thiết phải ngăn chặn kịp thời các hành vi sửa đổi, chuyển dời, cất giấu, huỷ hoại tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán của đơn vị được kiểm toán.
Căn cứ để mở niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước gồm những gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ để mở niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 13 Quy định niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN quy định về mở niêm phong tài liệu như sau:
Mở niêm phong tài liệu
1. Người ra quyết định niêm phong tài liệu là người có thẩm quyền quyết định mở niêm phong tài liệu đó khi có một trong các căn cứ sau:
a) Để khai thác tài liệu theo yêu cầu của người được phép khai thác tài liệu niêm phong.
b) Thời hạn niêm phong ghi trong quyết định đã hết mà không được gia hạn.
c) Khi không còn cần thiết áp dụng biện pháp niêm phong tài liệu.
.....
Như vậy, căn cứ để mở niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước gồm có:
- Để khai thác tài liệu theo yêu cầu của người được phép khai thác tài liệu niêm phong.
- Thời hạn niêm phong ghi trong quyết định đã hết mà không được gia hạn.
- Khi không còn cần thiết áp dụng biện pháp niêm phong tài liệu.
Các trường hợp nào áp dụng biện pháp kiểm tra tài khoản đối với đơn vị được kiểm toán?
Căn cứ quy định Điều 16 Quy định niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm tra tài khoản như sau:
Các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm tra tài khoản
1. Việc kiểm tra tài khoản được áp dụng với đơn vị được kiểm toán khi đơn vị đó có dấu hiệu vi phạm một trong các trường hợp sau (trừ trường hợp thuộc danh mục mật không được phép kiểm tra):
a) Cố ý báo cáo sai về tiền, kim khí quý, đá quý và các giấy tờ có giá trị tương đương tiền hiện có của đơn vị được kiểm toán;
b) Làm giả các chứng từ thu, chi tiền và các tài liệu có liên quan đến thu, chi tiền;
c) Chuyển tiền sai đối tượng hoặc trái các quy định về thanh toán tiền mặt theo quy định của pháp luật;
d) Thâm hụt két, mất tiền khi được giao trách nhiệm quản lý tiền, kim khí quý đá quý và các giấy tờ có giá trị tương đương tiền;
đ) Khi phát hiện có dấu hiệu liên quan đến hoạt động rửa tiền;
e) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm tra tài khoản được áp dụng với cá nhân khi phát hiện việc chuyển tiền của đơn vị được kiểm toán cho cá nhân đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Như vậy, việc kiểm tra tài khoản được áp dụng với đơn vị được kiểm toán khi đơn vị đó có dấu hiệu vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
- Cố ý báo cáo sai về tiền, kim khí quý, đá quý và các giấy tờ có giá trị tương đương tiền hiện có của đơn vị được kiểm toán;
- Làm giả các chứng từ thu, chi tiền và các tài liệu có liên quan đến thu, chi tiền;
- Chuyển tiền sai đối tượng hoặc trái các quy định về thanh toán tiền mặt theo quy định của pháp luật;
- Thâm hụt két, mất tiền khi được giao trách nhiệm quản lý tiền, kim khí quý đá quý và các giấy tờ có giá trị tương đương tiền;
- Khi phát hiện có dấu hiệu liên quan đến hoạt động rửa tiền;
- Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?