Nông sản là gì? Kinh doanh nông sản cần tuân thủ các điều kiện gì?

Cho tôi hỏi: Nông sản là gì? Kinh doanh nông sản cần tuân thủ các điều kiện gì? Câu hỏi từ anh Tân - Hạ Long

Nông sản là gì?

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP, nông sản được quy định là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp (nghề làm muối). Cụ thể:

- Nông sản ngành nông nghiệp: lúa gạo, ngô, khoai, sắn, cà phê, hồ tiêu, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm,…

- Nông sản ngành lâm nghiệp: gỗ khai thác, củi, tre, nhựa thông, trám, đước,...

- Nông sản ngành thủy sản: tôm, cá, cá biển, ruốc, hàu, trai, tép,...

- Nông sản ngành diêm nghiệp: sản xuất muối.

Nông sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, nguyên liệu xuất khẩu,...góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện sống của nông dân.

Nông sản là gì? Kinh doanh nông sản cần tuân thủ các điều kiện gì?

Nông sản là gì? Kinh doanh nông sản cần tuân thủ các điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Kinh doanh nông sản cần tuân thủ các điều kiện gì?

Thứ nhất: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản:

Tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
...

Theo đó, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản được quy định tại Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:

- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Tại khoản 1 Điều 20 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm bao gồm:

- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;

- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;

- Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Thứ hai: Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản:

Theo Nghị định 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như sau:

Đăng ký kinh doanh và xin giấy phép: Việc đăng ký kinh doanh và có giấy phép đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và đáp ứng các yêu cầu về an toàn và vệ sinh thực phẩm.

Đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng: Các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản cung cấp và duy trì các điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của con người.

Đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh: đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh nông sản, nhằm bảo vệ sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Các doanh nghiệp cần thực hiện kiểm soát chất lượng sản phẩm theo quy định của cơ quan chức năng. Việc kiểm soát chất lượng giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về thành phần, hàm lượng dinh dưỡng và an toàn.

Bảo vệ môi trường: Các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản cần phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Để bảo đảm an toàn đối với thực phẩm cần đáp ứng điều kiện chung gì?

Theo quy định tại Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010, để bảo đảm an toàn đối với thực phẩm cần đáp ứng điều kiện chung như sau:

[1] Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

[2] Tùy từng loại thực phẩm, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

- Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

- Quy định về bảo quản thực phẩm.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
KYC Pi bao lâu thì được duyệt? Các bước chuyển Pi về ví sau khi KYC 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán Pi coin ở đâu? Các bước bán Pi trên sàn OKX chi tiết 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sân bay Gia Bình Bắc Ninh là sân bay gì? Sân bay Gia Bình nằm ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mâm cơm Cúng gia tiên đơn giản, đẩy đủ chuẩn 3 miền? Cúng gia tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 2 âm lịch 2025 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 2 2025 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Tuần 1 Cuộc thi trắc nghiệm Vì nụ cười trẻ em năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
vinucuoitreem.suckhoetreem.vn đăng nhập thi Vì nụ cười trẻ em năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cúng Gia tiên mùng 1 tháng 2 2025 âm lịch đúng cách? Thời giờ làm việc bình thường vào mùng 1 tháng 2 2025 âm lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
28 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Người lao động nghỉ giữa giờ bao nhiêu phút khi làm việc 8 giờ ngày 28 tháng 2 2025 âm lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 2 2025 có ngày 29 dương lịch không? 29 tháng 2 là ngày gì mà 4 năm mới xuất hiện một lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Hiền
17,583 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào