Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trình độ cao nhất là gì?

Tôi có thắc mắc hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất là gì? Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp có những nội dung gì? (Câu hỏi của chị Trinh - Quảng Ngãi)

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất là gì?

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sắp xếp, phân bổ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định một cách khoa học, hợp lý để sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Theo đó, các hình thức tổ chức lãnh thổ hiện nay bao gồm:

- Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trên đó có 01-03 xí nghiệp phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu hoặc ở những điểm dân cư nằm trong vùng nguyên liệu nông lâm, thủy sản đồng nhất với một điểm dân cư.

- Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Đồng thời là vị trí thuận có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.

- Vùng công nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Như vậy, hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất chính là vùng công nghiệp.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trình độ cao nhất là gì?

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trình độ cao nhất là gì? (Hình từ Internet)

Hình thức khu công nghiệp như thế nào?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, hình thức khu công nghiệp bao gồm:

[1] Khu chế xuất: Là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu; được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

[2] Khu công nghiệp hỗ trợ: Là khu công nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; có tối thiểu 60% tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định của pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

[3] Khu công nghiệp chuyên ngành: Là khu công nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm thuộc một ngành, nghề cụ thể; có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề này.

[4] Khu công nghiệp sinh thái: Là khu công nghiệp, trong đó có doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp; đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định này.

[5] Khu công nghiệp công nghệ cao: Là khu công nghiệp tcó tối thiểu 30% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư như sau:

- Dự án đầu tư công nghệ cao, công nghệ thông tin thuộc Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư,

- Dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ, dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, giáo dục và đào tạo.

Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp có những nội dung gì?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp là một nội dung của quy hoạch tỉnh. Nội dung phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp bao gồm:

- Mục tiêu, định hướng, tổ chức thực hiện và giải pháp về phát triển hệ thống khu công nghiệp trong kỳ quy hoạch;

- Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Thể hiện phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp trên bản đồ quy hoạch.

Trân trọng!

Khu công nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khu công nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ là gì? Ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khu công nghiệp chuyên ngành là gì? Dự án đầu tư trong khu công nghiệp chuyên ngành được hưởng những ưu đãi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khu công nghiệp, khu kinh tế được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà nước cho thuê đất khu công nghiệp theo hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp có được hưởng ưu đãi thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp theo Luật Nhà ở 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Công nghiệp là gì? Ngành công nghiệp gồm những ngành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền xét duyệt đối tượng được thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khu công nghiệp
Dương Thanh Trúc
4,188 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào