Hội nghị COP là gì? Mục đích của ứng phó với biến đổi khí hậu là gì?
Hội nghị COP là gì?
COP là viết tắt của Conference of the Parties, là hội nghị của các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Đây là hội nghị thường niên, được tổ chức để đánh giá quá trình thực hiện Công ước, thảo luận các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và thông qua các quyết định, nghị định thư về biến đổi khí hậu.
Hội nghị COP có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu. Các quyết định, nghị định thư được thông qua tại hội nghị COP là cơ sở pháp lý để các quốc gia tham gia thực hiện các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hội nghị COP là một diễn đàn quan trọng để các quốc gia thảo luận về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và đưa ra các quyết định, nghị định thư nhằm ứng phó với thách thức này.
Các Hội nghị COP từ trước đến nay:
[1] COP1 được tổ chức vào năm 1995 tại Berlin, Đức
[2] COP2 diễn ra vào tháng 7/1996 tại Geneva (Thụy Sĩ)
[3] COP3 diễn ra tháng 12/1997 tại Kyoto (Nhật Bản)
[4] COP4 diễn ra vào tháng 11/1998 tại Buenos Aires (Argentina)
[5] COP5 diễn ra từ 25 /10 đến 5/11/1999, tại Bonn (Đức)
[6] COP6 diễn ra từ 13-25/11/2000, tại The Hague (Hà Lan)
[7] COP7 tháng 10-11 năm 2001, tại Marrakech, Morocco
[8] COP8 từ 23/10 tới 1/11/2002, tại New Delhi, Ấn Độ
[9] COP9 diễn ra vào ngày 1-12/12 năm 2003 tại Milan (Ý)
[10] COP10 diễn ra từ ngày 6 tới ngày 17/12/2004, tại Buenos Aires (Argentina)
[11] COP11 (hay COP 11/CMP 1) diễn ra từ 28/11 tới 9/12/2005, tại Montreal (Canada)
[12] COP12/CMP 2 diễn ra từ 6-17/11/2006 tại Nairobi (Kenya)
[13] COP13/CMP 3 diễn ra từ 3-17/12/2007 tại Nusa Dua, Bali (Indonesia)
[14] COP14/CMP 4 diễn ra từ 1-12/12/2008 tại Poznań (Ba Lan)
[15] COP15/CMP 5 diễn ra tại Copenhagen (Đan Mạch) từ ngày 7-18/12/2009
[16] COP16/CMP 6, tại Cancún (Mexico) năm 2010
[17] COP17/CMP7 năm 2011 được tổ chức tại Durban (Nam Phi), từ 28/11-9/12/2011
[18] COP18/CMP 8 tại Doha (Qatar) từ ngày 26/11 đến 7/12/2012
[19] COP19/CMP9 được tổ chức tại Warsaw (Ba Lan) từ ngày 11-23/11/2013
[20] COP20/CMP 10, tại Lima (Peru) từ ngày 1-12/12/2014
[21] COP21/CMP 11 được tổ chức tại Paris (Pháp) từ 30/11-12/12 năm 2015
[22] COP22/CMP 12/CMA 1, được tổ chức tại Marrakech (Morocco) vào ngày 7-18/11 năm 2016
[23] COP23/CMP 13/CMA 2, Bonn (Đức) được tổ chức vào ngày 6-17/11/2017
[24] COP24/CMP 14 diễn ra tháng 11/2018
[25] COP25/CMP 15/CMA 4 sẽ được tổ chức vào cuối năm 2019 tại Chilê
[26] COP26 diễn ra từ ngày 01 đến ngày 12/11/2021 tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh
[27] COP27 tổ chức tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, từ ngày 6 - 18/11/2022
Sắp tới chuẩn bị diễn ra Hội nghị thượng đỉnh COP28 và Việt Nam dự kiến sẽ công bố một số sáng kiến, cam kết mới
Hội nghị COP là gì? Mục đích của ứng phó với biến đổi khí hậu là gì? (Hình từ Internet)
Mục đích của ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật Việt Nam là gì?
Theo khoản 32 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
32. Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
...
Theo đó, ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm đạt được những mục đích sau:
[1] Thích ứng với biến đổi khí hậu: là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.
[2] Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: là hoạt động nhằm giảm nhẹ mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính, tăng cường hấp thụ khí nhà kính.
Những thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu gồm những gì?
Theo Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu như sau:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm thông tin, dữ liệu sau đây:
- Văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và quy trình chuyên môn, định mức kinh tế - kỹ thuật về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội;
- Phát thải khí nhà kính và hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính;
- Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
- Kết quả đánh giá khí hậu quốc gia;
- Kịch bản biến đổi khí hậu các thời kỳ;
- Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?