Khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo thì cần báo cáo với cơ quan nào?

Tôi muốn hỏi: Khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo thì cần báo cáo với cơ quan nào? Câu hỏi từ anh Hoàng - Nha Trang

Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
3.Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức quy định.

Như vậy, giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức quy định.

Khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo thì cần báo cáo với cơ quan nào?

Khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo thì cần báo cáo với cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Từ ngày 1/12/2023 nhiều giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo NHNN?

Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:

Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
...

Theo đó, tại Điều 3 Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định như sau:

Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400.000.000 (bốn trăm triệu) đồng trở lên.

Như vậy, mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400.000.000 (bốn trăm triệu) đồng trở lên.

Khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo thì cần báo cáo với cơ quan nào?

Căn cứ Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo như sau:

Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

Như vậy, khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo thì cần báo cáo với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

Hình thức gửi báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo hiện nay gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định về chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo như sau:

Chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này hoặc báo cáo bằng văn bản giấy theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này khi chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo.
2. Trường hợp khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam hoặc nộp tiền mặt bằng đồng Việt Nam có giá trị lớn để mua ngoại tệ tiền mặt thì chỉ báo cáo giao dịch nộp tiền mặt.

Như vậy, đối tượng báo cáo phải báo cáo về giao dịch có giá trị lớn bằng dữ liệu điện tử cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trường hợp đối tượng báo cáo về giao dịch có giá trị lớn bằng văn bản giấy sẽ thực hiện khi chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo.

Khi nào thì giao dịch có giá trị lớn được xem là bất thường và phức tạp?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định về giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp như sau:

Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp
1. Giao dịch có giá trị lớn bất thường là giao dịch rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá trị giao dịch thường xuyên của khách hàng với đối tượng báo cáo.
2. Giao dịch phức tạp là giao dịch không phù hợp với quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động của khách hàng hoặc không phù hợp với tần suất, phương thức và quy mô của các giao dịch tương đương trong cùng ngành, lĩnh vực.

Như vậy, các giao dịch có giá trị lớn sẽ được xem là giao dịch lớn bất thường và phức tạp khi thuộc các trường hợp sau:

- Đối với giao dịch lớn bất thường: bất kỳ giao dịch nào của khách hàng không tương xứng với thu nhập hoặc giá trị giao dịch thường xuyên của họ sẽ được xem là giao dịch lớn bất thường.

- Đối với giao dịch lớn phức tạp: bất kỳ giao dịch nào không phù hợp với tính chất hoạt động của khách hàng trong lĩnh vực, ngành của họ hoặc các ngành, lĩnh vực tương đương.

Trân trọng!

Ngân hàng Nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân hàng Nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng khi trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ 05/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 05/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước từ 5/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc phân loại tài sản của tổ chức kinh tế vi mô?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền xu hay tiền kim loại hiện nay còn được lưu hành hay không? Doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh sản xuất tiền hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động ATM 6 tháng đầu năm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ 500 đồng hiện nay có còn sử dụng hay không? Có được phép từ chối nhận tiền mệnh giá 500 đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian báo cáo định kỳ NHNN đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ví điện tử là khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân hàng Nhà nước
Nguyễn Thị Hiền
2,597 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào