Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới?

Cho hỏi: Mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản nâng cấp lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới có nghĩa là gì? Mong được giải đáp!

Nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên "Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới"?

Ngày 27/11, tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đã dự lễ đón chính thức, hội đàm, phát biểu báo chí chung và dự chiêu đãi trọng thể của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Phu nhân

Thủ tướng Kishida Fumio nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Nhật Bản trong năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao sự phát triển ấn tượng, mạnh mẽ và toàn diện của quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, đặc biệt là kể từ khi quan hệ hai nước được nâng cấp thành Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á vào năm 2014.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước việc hai nước trở thành đối tác kinh tế quan trọng của nhau sau 50 năm, trong đó nhấn mạnh Nhật Bản hiện là nước cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, đối tác lớn thứ 2 về hợp tác lao động, thứ 3 về đầu tư và du lịch, thứ 4 về thương mại của Việt Nam. Thủ tướng Kishida khẳng định Nhật Bản cam kết ủng hộ một Việt Nam "mạnh, độc lập, tự chủ, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa thành công".

Thủ tướng Nhật Bản khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng với mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045

Sau hội đàm hai nhà lãnh đạo cùng ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hoà bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới; cùng chứng kiến việc ký kết các văn bản hợp tác giữa bộ, ngành hai nước như Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản, Công hàm trao đổi dự án nâng cao năng lực bảo quản, phục hồi di sản văn hóa Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam, Công hàm trao đổi dự án nâng cao năng lực phục hồi y tế và bảo đảm an ninh y tế trong và sau đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, Phi dự án Cung cấp trang thiết bị cho Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển, Thỏa thuận thực hiện giữa Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam với Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA) về hỗ trợ vận hành Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và khai thác hiệu quả vệ tinh LOTUSat-1giai đoạn 2024-2029. Nhân dịp này, Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) của Nhật Bản đã gửi lên hai nhà lãnh đạo báo cáo Tư vấn chính sách “Việt Nam 2045”.

Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên "Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới"?

Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên "Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới"? (Hình từ Internet)

Việt Nam hiện đang có mối quan hệ đối tác với những nước nào?

Hiện nay Việt Nam đang có mối quan hệ hối tác với một số nước như sau:

- Về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện: Trung Quốc (nâng cấp quan hệ năm 2008), Nga (năm 2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (2023)

- Về đối tác chiến lược: Tây Ban Nha (năm 2009); Anh (2010); Đức (2011); Italia, Thái Lan, Indonesia, Singapore và Pháp (2013); Malaysia và Philippines (2015); Úc (2018); New Zealand (2020)

- Về đối tác toàn diện: Chile, Brazil và Venezuela (năm 2007); Argentina (2010); Mỹ, Đan Mạch (2013); Myanmar và Canada (2017); Hungary (2018); Brunei và Hà Lan (2019)...

Mới đây, Việt Nam - Nhật Bản đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hoà bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới trong chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân

Cơ sở xác lập quan hệ đối ngoại của nước ta hiện nay?

Theo Điều 12 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 12.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Theo đó, Việt Nam xác lập quan hệ đối ngoại trên cơ sở:

[1] Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi;

[2] Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

[3] Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào