Có phải thuế tự vệ chỉ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử đúng không?
Có phải thuế tự vệ chỉ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử đúng không?
Căn cứ quy định Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về thuế tự vệ như sau:
Thuế tự vệ
....
2. Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ:
a) Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;
b) Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;
c) Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.
.....
Như vậy, theo quy định về nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ thì thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.
Bên cạnh đó việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh.
Do đó việc áp dụng thuế tự vệ không phải chỉ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử mà còn căn cứ vào các yếu tố khác.
Có phải thuế tự vệ chỉ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử đúng không? (Hình từ Internet)
Phương pháp tính thuế tự vệ như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp như sau:
Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
....
2. Phương pháp tính thuế:
a) Trường hợp tính theo tỷ lệ phần trăm
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp
b) Trường hợp tính theo mức thuế tuyệt đối
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp x Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp phải nộp trên một đơn vị hàng hóa
.....
Như vậy, phương pháp tính thuế tự vệ được thực hiện theo hai trường hợp như sau:
- Trường hợp tính theo tỷ lệ phần trăm
Số tiền thuế tự vệ phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất thuế tự vệ.
- Trường hợp tính theo mức thuế tuyệt đối
Số tiền thuế tự vệ phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ x Số tiền thuế tự vệ phải nộp trên một đơn vị hàng hóa.
Được sử dụng đồng tiền nào để thực hiện nộp thuế tự vệ?
Căn cứ quy định Điều 41 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về đồng tiền nộp thuế như sau:
Đồng tiền nộp thuế
1. Thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được nộp bằng đồng tiền Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư này.
.......
Như vậy, thuế tự vệ được nộp bằng đồng tiền Việt Nam.
Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định.
Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?