Đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới 2023 là đồng tiền nào?

Tôi có thắc mắc đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới 2023 là đồng tiền nào? Đồng tiền Việt Nam hiện nay có bao nhiêu mệnh giá? (Câu hỏi của anh Vương - Hà Nội)

Đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới 2023 là đồng tiền nào?

Theo thống kê dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), tính đến ngày 24 tháng 11 năm 2023, đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới 2023 là đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ (TRY).

Trong đó: 1 USD tương đương với 17,54 TRY.

Vào năm 2023, do ảnh hưởng của lạm phát cao, bất ổn chính trị và kinh tế, đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ đã mất giá hơn 40% so với đồng USD.

Bên cạnh đó, các đồng tiền có giá trị thấp tiếp theo là:

- Đồng Peso Argentina (ARS): 1 USD tương đương với 294,8 ARS.

- Đồng Rial Iran (IRR): 1 USD tương đương với 33.000 IRR.

- Đồng Peso Venezuela (VEF): 1 USD tương đương với 4,18 triệu VEF.

Có thể hiểu các đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới thường là các đồng tiền của các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, lạm phát cao, bất ổn chính trị hoặc kinh tế.

Như vậy, đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới 2023 là đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ (TRY).

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới 2023 là đồng tiền nào?

Đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới 2023 là đồng tiền nào? (Hình từ Internet)

Đồng tiền Việt Nam hiện nay có bao nhiêu mệnh giá?

Theo quy định tại Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về đơn vị tiền như sau:

Đơn vị tiền
Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.

Theo đó, hệ thống tiền tệ của Việt Nam hiện nay lưu hành 02 loại đồng tiền bao gồm: Tiền giấy và tiền kim loại (tiền xu). Đơn vị tiền tệ của nước ta là Đồng, ký hiệu quốc gia là "đ" và ký hiệu quốc tế là "VND". Cụ thể như:

- Đối với loại tiền giấy sẽ có 12 mệnh giá, cụ thể: 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ, 50.000đ, 20.000đ, 10.000đ, 5.000đ, 2.000đ, 1.000đ, 500đ, 200đ và 100đ. Tuy nhiên, đối với tiền giấy mệnh giá 100đ, 200đ và 500đ thì trong hoạt động trao đổi mua bán hằng ngày, đã hạn chế giao dịch các tiền giấy mệnh giá trên.

- Đối với tiền kim loại thì có 05 mệnh giá gồm: 5.000đ; 2.000đ; 1.000đ; 500đ; 200đ. Tuy nhiên hiện nay tiền xu đã ngừng lưu hành trên thị trường.

Bên cạnh đó, mệnh giá 200.000đ, 500.000đ, 100.000đ, 50.000đ, 20.000đ và 10.000đ được in trên chất liệu polymer, các mệnh giá còn lại được in trên chất liệu giấy. Mệnh giá 100đ, 200đ, 500đ và 1.000đ được làm bằng đồng, mệnh giá 2.000đ và 5.000đ được làm bằng niken.

Đồng tiền giao dịch trên thị tường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-NHNN, đồng tiền giao dịch trên thị tường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối quy định như sau:

[1] Tổ chức tín dụng được phép phải quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại tổ chức tín dụng.

[1] Tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch giao ngay, giao dịch giao ngay trong giao dịch hoán đổi được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại ngày giao dịch và phạm vi biên độ do Ngân hàng Nhà nước quy định.

[1] Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:

- Tỷ giá giao ngay tại ngày giao dịch;

- Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Funds Target Rate). Trường hợp lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ nằm trong khoảng biên độ thì áp dụng mức lãi suất thấp nhất trong khoảng biên độ đó.

- Kỳ hạn của giao dịch.

[4] Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác ngoài Đô la Mỹ và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau trong giao dịch ngoại tệ do các bên thỏa thuận.

[5] Tổ chức tín dụng được phép phải niêm yết tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam và các ngoại tệ trong giao dịch với khách hàng tại các địa điểm giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép và trên trang thông tin điện tử chính thức.

Tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch với khách hàng theo tỷ giá niêm yết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác về tỷ giá áp dụng tại thời điểm giao dịch.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào